Bạn cần biết

arrowarrow

Đất ruộng (đất nông nghiệp) là gì? Có được cấp sổ đỏ không?

Đất ruộng (đất nông nghiệp) là gì? Có được cấp sổ đỏ không?

calendar4 tháng 5, 2024

Sổ đỏ là một tài liệu pháp lý quan trọng trong việc chứng minh quyền sử dụng và vấn đề này luôn được người dân quan tâm và chú trọng, đặc biệt là đối với đất ruộng. Vậy đất ruộng có được cấp Sổ đỏ không? Trong bài viết bên dưới đây Đất Vàng Việt Nam sẽ cùng bạn tìm hiểu và giải đáp thắc mắc này nhé!

news

Để tìm hiểu các thông tin về đất nông nghiệp là gì và có được làm sổ đỏ không? Mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết dưới đây của Đất Vàng Việt Nam nhé!

1. Đất nông nghiệp (đất ruộng) là gì?

Đất nông nghiệp (hay còn gọi là đất ruộng) là loại đất mà Nhà nước giao cho người dân với mục đích thực hiện trồng trọt, canh tác, sản xuất hàng năm. Đất ruộng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia nông nghiệp như Việt Nam. Đất này được sử dụng để trồng trọt, canh tác và sản xuất nông sản hàng năm, cung cấp nguồn thực phẩm đặc biệt quan trọng cho dân số. 

Khoản 1, Điều 10, năm 2013 quy định đất nông nghiệp bao gồm các nhóm đất như sau:

  • Đất trồng cây hàng năm bao gồm: đất trồng lúa (đất ruộng) và trồng các loại cây hàng năm khác

  • Đất trồng cây lâu năm

  • Đất trồng  rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng đặc dụng

  • Đất nuôi trồng thủy sản

  • Đất làm muối

  • Các loại đất nông nghiệp khác gồm: đất trồng hoa, cây cảnh; đất xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản để phục vụ hoạt động học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất xây dựng chuồng trại để chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loài động vật khác được pháp luật cho phép; đất ươm tạo cây giống, con giống.

Tìm hiểu khái niệm đất nông nghiệp và đất ruộng
Tìm hiểu khái niệm đất nông nghiệp và đất ruộng

2. Người sử dụng đất ruộng có làm được sổ đỏ không

Căn cứ khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở được nhà nước cấp cho công dân trong những trường hợp sau:

  • Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận;

  • Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất;

  • Người nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho;

  • Người được sử dụng đất theo quyết định của Tòa án hoặc quyết định hòa giải;

  • Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;

  • Người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

  • Người sử dụng đất tách thửa hoặc hợp thửa;

  • Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

Bên cạnh đó, theo Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất bao gồm:

  • Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai.

  • Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

  • Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất;

  • Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận;

  • Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, người sử dụng đất ruộng nếu đáp ứng các điều kiện được quy định để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không rơi vào các trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận như đã nêu trong các quy định của pháp luật, sẽ được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 

3. Điều kiện đất nông nghiệp được cấp sổ đỏ

Các trường hợp được thông qua quyền sử dụng đất và được Nhà nước ta cấp sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) được quy định trong điều 99 Luật đất đai 2013 cụ thể bao gồm những trường hợp sau:

  • Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất kể từ thời điểm Luật có hiệu lực thi hành.

  • Người hiện đang sử dụng đất và đáp ứng đủ các điều kiện để được cấp sổ đỏ trong các điều từ 100 đến 102 của Luật này.

  • Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất.

  • Người được Tòa án nhân dân phân xử toàn quyền sở hữu đất theo kết quả hòa giải đối với tranh chấp đất đai hoặc được giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.

  • Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, thừa kế, cho, tặng, nhận quyền sử dụng đất. Hoặc có thể là nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất, nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền thu hồi nợ.

  • Người sử dụng đất trong khu chế xuất, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế khu, công nghệ cao.

  • Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.

  • Người mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước hoặc được quyền sử dụng đất do Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở. 

  • Người sở hữu đất đề nghị được cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận sở hữu đất đã bị mất.Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa hoặc tổ chức sử dụng đất có chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện hành.

Đồng thời, Điều 100 và Điều 101 Luật đất đai 2013 còn quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp đất có các giấy tờ về quyền sử dụng đất và không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất. Cụ thể với hai trường hợp trên Khoản 5 Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định rõ: 

Đối với tập thể hoặc cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp ổn định từ trước ngày 1/7/2004, đồng thời được xác nhận là không phải là diện tích đất đang xảy ra tranh chấp thì sẽ được công nhận quyền sử dụng đất như sau: 

  • Trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất trên đất: Nhà nước sẽ giao đất mà không thu tiền và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tuy nhiên, phải tuân thủ quy định về phạm vi diện tích đất nông nghiệp cho phép theo Điều 129 của Luật Đất đai 2013. Phần diện tích còn lại (nếu có) sẽ được chuyển sang hình thức thuê đất của Nhà nước.

  • Nếu hộ gia đình, cá nhân có chứng minh được việc sử dụng đất nông nghiệp ổn định và không tranh chấp: Trong trường hợp này, họ sẽ được cấp quyền sử dụng đất theo quy định.

Điều kiện người sử dụng đất nông nghiệp được cấp sổ đỏ
Điều kiện người sử dụng đất nông nghiệp được cấp sổ đỏ

4. Hồ sơ, thủ tục làm sổ đỏ đất ruộng

Hồ sơ xin cấp sổ đỏ cho đất ruộng 

Theo khoản 1 Điều 8 của Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hồ sơ cần có các loại giấy tờ sau:

  • Đơn đăng ký, cấp sổ đỏ theo Mẫu 04a/ĐK;

  • Bản sao chứng từ thể hiển đã thực hiện nghĩa vụ tài chính (Tiền sử dụng đất, biên lai nộp thuế,…). 

  • Các giấy tờ chứng minh việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).

  • Một trong các loại giấy tờ được quy định trong điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và điều 100 Luật Đất đai 2013

  • Về trình tự, thủ tục, thời hạn

Thủ tục xin cấp sổ đỏ cho đất ruộng

Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định thủ tục chuyển cấp sổ đỏ cho đất ruộng cụ thể như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ 

Người sử dụng đất muốn chuyển đổi đất ruộng sang đất ở cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo yêu cầu quy định.

Bước 2 : Nộp hồ sơ

  • Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai ở quận/ huyện/ thị xã/ thành phố thuộc tỉnh.

  • Hộ gia đình, cá nhân có thể nộp tại Ủy ban nhân dân xã/ phường nếu có nhu cầu.

Bước 3 : Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ 

  • Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.

  • Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, cơ quan sẽ thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung (trong vòng 03 ngày làm việc).

  • Nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ, cán bộ sẽ tiếp nhận hồ sơ và ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận.

Bước 4 : Trả kết quả

  • Hoàn tất thủ tục đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất.

  • Đăng ký biến động vào Sổ địa chính và cấp Sổ đỏ.

  • Đối với trường hợp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã/phường, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ được gửi đến để trao lại cho người được cấp.

Lưu ý về thời hạn giải quyết: 

  • Trong vòng không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

  • Trong trường hợp đặc biệt như các địa phương hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa, khu vực kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, thời gian quy định không quá 40 ngày.

5. Chi phí đất nông nghiệp làm sổ đỏ

Hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan đến việc chuyển đổi cấp sổ đỏ theo thông báo của cơ quan thuế như : 

  • Lệ phí trước bạ  = 0.5 % x Giá đất tại Bảng giá đất x Diện tích

Cụ thể, để tính lệ phí trước bạ, người dân phải biết giá đất tại bảng giá đất và diện tích của thửa đất đề nghị cấp sổ đỏ:

  • Tra cứu giá đất tại bảng giá đất: Đây là giá đất được quy định bởi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và được sử dụng để tính toán các khoản phí liên quan đến đất đai.

  • Đo diện tích thực tế của thửa đất: Người dân cần đo đạc diện tích thực tế của thửa đất mà họ đề nghị cấp sổ đỏ để có thông tin chính xác cho việc tính toán lệ phí.

  • Tính toán lệ phí trước bạ: Lệ phí trước bạ được tính bằng cách nhân giá đất tại bảng giá đất với diện tích thực tế của thửa đất, sau đó nhân với tỷ lệ 0.5%. Công thức tính là:Lệ phí trước bạ = 0.5% x Giá đất tại Bảng giá đất x Diện tích

  • Thanh toán các khoản phí khác: Ngoài lệ phí trước bạ, người dân cũng cần thanh toán các khoản phí khác như phí cấp sổ đỏ, phí đo đạc, tiền sử dụng đất và các khoản phí khác liên quan.

Trên đây là thông tin chi tiết về việc cấp sổ đỏ cho đất nông nghiệp mà Đất Vàng Việt Nam muốn chia sẻ với bạn. 

Truy cập website để cập nhật thông tin mới nhất và tin tức nóng hổi từ thị trường bất động sản toàn quốc.

​​Đất vàng Việt Nam

​​Nền tảng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch - Dự án - Giá đất

​​Big Data chính xác, phong phú, minh bạch cho nhà đầu tư và mọi đối tượng khách hàng

​​Hotline: 0961.85.0990