Bạn cần biết

arrowarrow

Thanh tra đất đai - Thẩm quyền, nội dung, quy trình cần nắm rõ

Thanh tra đất đai - Thẩm quyền, nội dung, quy trình cần nắm rõ

calendar17 tháng 11, 2022

Trong những năm gần đây, nhà nước đang ngày càng đẩy mạnh việc Thanh tra đất đai nhằm hạn chế, giảm thiểu các sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất. Đặc biệt là các sự việc lớn gây bức xúc dư luận. Cùng Đất Vàng Việt Nam tìm hiểu sâu hơn qua bài viết dưới đây.

news

Thanh tra đất đai là gì?

Căn cứ theo Điều 201 Luật Đất đai 2013 có định nghĩa khái niệm thanh tra đất đai như sau:

Thanh tra đất đai là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước chuyên ngành đất đai, những cơ quan này có thẩm quyền kiểm tra, giám sát đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về đất đai, quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý thuộc lĩnh vực đất đai.

Thanh tra đất đai là gì?

Nói một cách đơn giản hơn thì đây là chính là việc kiểm tra giám sát của nhà nước đối với các tổ chức cá nhân về việc chấp hành pháp luật các vấn đề liên quan đến đất đai.

Thẩm quyền ra quyết định thanh tra đất đai

Dựa vào Điều 14 Nghị định 07/2012/NĐ-CP, thẩm quyền ra quyết định thanh tra đất đai định kỳ được quy định như sau:

- Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra.

- Đối với những vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều cấp, nhiều ngành thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Giám đốc sở ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra.

Đối với các cuộc thanh tra đất đai đột xuất thì thẩm quyền ra quyết định được quy định dựa theo Điều 15 Nghị định 07/2012/NĐ-CP. Cụ thể: 

- Các cuộc thanh tra đất đai đột xuất thường được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc phòng, chống tham nhũng hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh Thanh tra bộ, Giám đốc sở, Chánh Thanh tra sở.

- Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập Đoàn thanh tra và gửi quyết định thanh tra đột xuất để báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Giám đốc sở.

Trường hợp người ra quyết định thanh tra là Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở thì quyết định thanh tra đột xuất được gửi để báo cáo Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở.

- Đối với vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều cấp, nhiều ngành thì Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra đột xuất và thành lập Đoàn thanh tra.

Nội dung thanh tra đất đai

Đối với các cuộc thanh tra đất đai thường sẽ bao gồm 3 nội dung chính: 

Nội dung chính của thanh tra đất đai

- Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc quản lý cấp phép sử dụng đất của nhà nước, giải quyết tranh chấp đất của người dân. 

- Thanh tra việc chấp hành pháp luật về sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân. Việc này nhằm kiểm tra các hành vi lấn chiếm đất đai hoặc những sai phạm trong việc đóng thuế sử dụng đất, đóng tiền thuê đất nhà nước.

- Thanh tra việc chấp hành các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực đất đai hướng đến mục đích thanh tra kiểm tra các cán bộ có hành vi lợi dụng chức quyền để cấp phép sử dụng đất trái phép nhằm trục lợi cá nhân.

Quy trình thanh tra đất đai hiện nay

Việc thanh tra đất đai được tiến hành theo 3 bước:

Quy trình thanh tra đất đai hiện nay

Bước 1: Chuẩn bị trước khi thanh tra đất đai

Công tác chuẩn bị thanh tra được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Cụ thể như sau:

- Khảo sát, nắm tình hình để ban hành quyết định thanh tra. 

- Sau khi có được bản tóm tắt tình hình khảo sát, nhân viên khảo sát có nhiệm vụ trình bản tóm tắt lên người có thẩm quyền để ra quyết định thanh tra. 

- Đối với những trường hợp xảy ra sai phạm nghiêm trọng thì phải có sự tham gia đại diện của cơ quan quản lý nhà nước về đất đai của địa phương làm thành viên.

- Các cấp có thẩm quyền sẽ dựa theo quyết định tranh tra để tiến hành lập kế hoạch thanh tra.

Bước 2: Tiến hành thanh tra đất đai

- Cơ quan tiến hành thanh tra sẽ gửi quyết định thanh tra đến từng đối tượng trong đó có đầy đủ các thông tin về thời gian, nội dung thanh tra, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan 

- Tiến hành thu thập hồ sơ tài liệu 

  • Hồ sơ, tài liệu cung cấp phải được đánh bút lục, nêu rõ số lượng, bản chính, bản sao có thị thực hay bản photo. 

  • Hồ sơ thu thập cần đáp ứng nội dung thanh tra đã lập trước đó. Việc thu thập hồ sơ có thể thực hiện dưới nhiều dạng khác nhau tùy thuộc vào từng loại văn bản. 

  • Việc cung cấp hồ sơ, tài liệu được lập thành biên bản giao nhận giữa Đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra. Ngoài ra, có thể mở hộp thư, công bố số điện thoại… để nhận được nhiều thông tin liên quan.

- Tiếp đến là quá trình xác minh, kiểm tra, đánh giá tài liệu và thực hiện xác mình với những người có liên quan. Quá trình này sẽ được ghi lại trong nhật ký thanh tra, cũng như trong báo cáo tiến độ thanh tra

- Việc giám sát, kiểm tra các hoạt động của Đoàn thanh tra cũng là một phần trong quá trình này để tránh việc sai phạm trong quá trình thanh tra đât đai;

Bước 3: Kết thúc thanh tra đất đai

Sau khi quá trình điều tra kết thúc trưởng đoàn thanh tra sẽ lập báo cáo kết quả thanh tra. Trong báo cáo này sẽ bao gồm:

- Các nội dung công việc đã thanh tra

- Những nội dung chưa thanh tra hoặc ngoài nội dung thanh tra

- Những nguyên nhân, ý kiến không đồng nhất của đối tượng bị bị thanh tra

- Đề xuất về chính sách, chế độ và quản lý

Trong đó, bất kỳ nội dung nào đã được kết luận đều phải nêu rõ sự việc, căn cứ, nguyên nhân, trách nhiệm, hình thức xử lý, thời hạn chấp hành.

Ngoài ra, trong trường hợp người ra quyết định thanh tra chỉ đạo không đồng ý với kết quả báo cáo thanh tra thì sẽ có văn bản dự thảo kết luận thanh tra cho đối tượng thanh tra. 

Mục đích việc gửi dự thảo để kết luận để trình bày ý kiến. Trong trường hợp không đúng với kết luận thì yêu cầu trưởng đoàn nghiên cứu có trách nhiệm nghiên cứu và đề xuất với người ra quyết định thanh tra hướng xử lý nội dung giải trình của đối tượng thanh tra.

Đối với trường hợp không đồng ý với dự thảo Kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra tự nghiên cứu hoặc giao cho cơ quan, đơn vị chuyên môn nghiên cứu và tham mưu hướng xử lý. Ý kiến tham mưu được thể hiện bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ thanh tra. Quyết định cuối cùng thuộc về người ra quyết định thanh tra.

Trưởng Đoàn thanh tra hoàn chỉnh Kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra ký ban hành. Kết luận thanh tra được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định. Sau đó tổng kết, rút kinh nghiệm và bàn giao hồ sơ thanh tra sau khi có kết luận.

Trên đây là bài viết về quy trình thanh tra đất đai, mong rằng bài viết trên đã đem đến cho bạn những thông tin cần thiết về quá trình thanh tra đất đai, cũng như nội dung chính của một cuộc thanh tra.

Mọi thông tin chi. tiết xin vui lòng liên hệ: 

Đất vàng Việt Nam
Nền tảng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch - Dự án - Giá đất
Big Data chính xác, phong phú, minh bạch cho nhà đầu tư và mọi đối tượng khách hàng
Hotline: 0961.85.0990     
Email: info@datvangvietnam.net