Hỏi đáp

arrow

Hỏi đáp

avatar

Nguyễn Hồng Hợp

Tôi muốn hỏi về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính khi xây dựng nhà ở riêng lẻ không có giấy phép xây dựng ?

21 tháng 11, 2021

Tôi muốn hỏi về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính khi xây dựng nhà ở riêng lẻ không có giấy phép xây dựng ?

favicon

DATVANGVIETNAM

20 tháng 12, 2021

DATVANGVIETNAM xin trả lời bạn:

Thứ nhất, về mức xử phạt:

Căn cứ vào Khoản 4 Điều 14 dẫn chiếu tới Khoản 5 Điều 15 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở quy định về mức xử phạt trong trường hợp khởi công xây dựng mà chưa có giấy phép xây dựng theo quy định cụ thể như sau:

Điều 14. Vi phạm quy định về khởi công xây dựng công trình

4. Trường hợp khởi công xây dựng mà chưa có giấy phép xây dựng theo quy định thì bị xử phạt theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Nghị định này.

Điều 15. Vi phạm quy định về trật tự xây dựng

5. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.

Như vậy, theo quy định của pháp luật và thông tin bạn cung cấp gia đình mình đang ở thành phố thì mức xử phạt có thể áp dụng cho gia đình bạn là: phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Thứ hai, về thẩm quyền xử phạt:

Căn cứ theo Điều 38 dẫn chiếu tới Điều 24 của Luật cử lý vi phạm hành chính 2012 quy định cụ thể về thẩm quyên xử phạt như sau:

Theo đó, Trong trường hợp của bạn với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng sẽ thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Theo đó, Trong trường hợp của bạn với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng sẽ thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Điều 24. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực

1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:

.........................

e) Phạt tiền đến 150.000.000 đồng: quản lý giá; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý, phát triển nhà và công sở; đấu thầu; đầu tư;

g) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng: sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả;

h) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng: điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước;

i) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng: xây dựng; quản lý rừng, lâm sản; đất đai;

k) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng: quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; tiền tệ, kim loại quý, đá quý, ngân hàng, tín dụng; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường.

Điều 38 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định như sau:

Điều 38. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này