Quy trình đầu tư dự án

arrowarrow

Quy trình các bước triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình

Quy trình các bước triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình

calendar13 tháng 3, 2022

Để triển khai một dự án đầu tư xây dựng công trình, cần thực hiện theo quy trình để đảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất. Với bài viết sau đây sẽ bao gồm quy trình các bước triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình một cách chi tiết nhất.

news

Dự án đầu tư xây dựng công trình và những điều cần biết

Dự án đầu tư là gì?

Là hoạt động sử dụng các nguồn lực như tài chính, vật chất, lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội.

Hoạt động xây dựng sẽ bao gồm các công việc dựa theo quy định tại khoản 21 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014:

  • Lập quy hoạch xây dựng

  • Lập dự án đầu tư xây dựng công trình

  • Khảo sát xây dựng

  • Thiết kế xây dựng

  • Thi công xây dựng

  • Giám sát xây dựng

  • Quản lý dự án 

  • Lựa chọn nhà thầu

  • Nghiệm thu công trình xây dựng và bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì

  • Các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng

Những đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng công trình

Về nguồn vốn: Khi đầu tư, trước hết phải có vốn. Vốn có thể bằng tiền hoặc bằng các loại tài sản khác như máy móc thiết bị, nhà xưởng, công trình xây dựng khác, giá trị quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển,.... Có thể là nguồn vốn Nhà Nước, vốn tư nhân, vốn góp, vốn vay dài/trung/ngắn hạn,....

Thời gian đầu tư: Thời gian đầu tư từ 2 năm trở lên và có thể lên đến 50 năm. Những hoạt động ngắn hạn hoặc chỉ trong 1 năm tài chính không được gọi là đầu tư.

Quy trình các bước triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình

Dựa theo quy định trong Điều 6, Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư do Chính phủ ban hành ngày 15/06/2021. Quy trình được chia thành 2 giai đoạn gồm giai đoạn chuẩn bị đầu tư và giai đoạn thực hiện đầu tư, cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình

Bước 1: Quy hoạch xây dựng công trình

Khi bắt đầu dự án đầu tư xây dựng, cần kiểm tra lại quy hoạch khu vực dự án dự kiến. Nhà Nước quản lý theo quy hoạch nên bắt bước dự án phải có quy hoạch chi tiết, trách nhiệm lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết là chính quyền địa phương. 

Quy trình quy hoạch xây dựng công trình được thực hiện theo các bước như:

  • Xin cấp phép quy hoạch

  • Lập quy hoạch 1/2000

  • Thỏa thuận quy hoạch kiến trúc

  • Lập quy hoạch 1/500

  • Phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 và các phương án về kiến trúc sơ bộ

Đảm bảo 2 mục đích khi thực hiện quy hoạch:

  • Mục đích thứ 1: Đối với trường hợp dự án nằm ở vị trí khu vực chưa có quy hoạch chi tiết, nhà đầu tư cần chờ địa phương lập quy hoạch chi tiết. Tuy nhiên, nhà đầu tư thường đề xuất tài trợ lập quy hoạch chi tiết

  • Mục đích thứ 2: Đối với trường hợp dự án nằm ở vị trí khu vực đã có quy hoạch chi tiết, tùy theo mục đích của mình xin điều chỉnh quy hoạch chi tiết cho phù hợp với mục đích và mang lại hiệu quả đầu tư.

Bước 2: Lựa chọn Nhà đầu tư

Khi quy hoạch chi tiết được phê duyệt, địa phương khu vực tiến hành lựa chọn nhà đầu tư phù hợp với các hình thức như sau:

  • Hình thức 1: Đấu thầu lựa chọn

  • Hình thức 2: Đấu giá quyền sử dụng đất (áp dụng với đất sạch)

  • Hình thứ 3: Quyết định chủ trương đầu tư/ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đây được xem là hình thức chỉ định chủ đầu tư nhưng hiện đang bị hạn chế áp dụng.

Bước 3: Phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và Hồ sơ thiết kế cơ sở

Chủ đầu tư tiến hành lập, trình thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và  hồ sơ thiết kế cơ sở cần đảm bảo tuân thủ theo quy định của Luật xây dựng để có thể triển khai các bước tiếp theo.

Bước 4: Báo cáo đánh giá tác động môi trường khi thực hiện dự án

Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động với môi trường hoặc xác nhận cam kết kế hoạch bảo vệ môi trường.

Bước 5: Hoàn thành các thủ tục về đất đai

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, giao, cho thuê hoặc thu hồi đất.

Giai đoạn 2: Thực hiện đầu tư xây dựng công trình

Sau khi các thủ tục về đất đai và có quyết định giao đất hoặc hợp đồng cho thuê đất hoàn thành, cơ bản đã đủ điều kiện để triển khai thực hiện đầu tư.

Bước 6: Lập, thẩm định, phê duyệt Bản vẽ thi công

Quy trình thực hiện theo thứ tự như sau:

  • Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng

  • Lựa chọn nhà thầu khảo sát xây dựng

  • Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng 

  • Thực hiện khảo sát xây dựng

  • Giám sát công tác khảo sát xây dựng

  • Khảo sát bổ sung (nếu có)

  • Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng

  • Lưu trữ kết quả khảo sát xây dựng

Thiết kế xây dựng công trình với các bước: thiết kế sơ bộ, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết khác. Người quyết định đầu tư quyết định thực hiện thiết kế theo các bước:

  • Thiết kế một bước: ba bước thiết được gộp lại thành một bước được gọi là thiết kế bản vẽ thi công

  • Thiết kế hai bước: Gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công

  • Thiết kế ba bước: Bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công

Quy trình thực hiện thiết kế xây dựng:

  • Lập nhiệm vụ thiết kế xây dựng

  • Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình (nếu có)

  • Lựa chọn nhà thầu thiết kế xây dựng công trình

  • Thiết kế xây dựng công trình

  • Thẩm định thiết kế cơ sở cùng lúc với thẩm định dự án đầu tư; thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật

  • Thẩm định thiết kế kỹ thuật và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng; thực hiện thẩm tra thiết kế

  • Phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng

  • Thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán xây dựng, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng.

  • Thay đổi thiết kế (nếu có)

  • Nghiệm thu thiết kế xây dựng 

  • Giám sát tác giả

Bước 7: Lập, thẩm duyệt hồ sơ xin thẩm duyệt Phòng cháy chữa cháy

Bước 8: Xin cấp phép xây dựng

Bước 9: Triển khai thi công tại hiện trường

Thứ nhất chủ đầu tư cần tiến hành lựa chọn nhà thầu thi công và tiếp theo đó sẽ lựa chọn nhà thầu giám sát thi công

Chủ đầu tư lập, thẩm tra hồ sơ mời quan tâm, sơ tuyển, mời thầu, yêu cầu và đánh giá hồ sơ quan tâm, dự tuyển, dự thầu, hồ sơ đề xuất chọn nhà thầu trong lĩnh vực hoạt động và thẩm tra kết quả lựa chọn nhà thầu. Cuối cùng, chủ đầu tư sẽ tiến hành thông báo khởi công xây dựng.

Khi triển khai thi công, cần đảm bảo các yếu tố như:

  • Thực hiện quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí, hợp đồng xây dựng và an toàn lao động trên công trường, môi trường xây dựng

  • Thực hiện, quản lý hệ thống thông tin

  • Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng

  • Nghiệm thu công việc, giai đoạn và công trình khi hoàn thành

  • Tạm ứng và thanh toán khi khối lượng hoàn thành

  • Kiểm tra chất lượng công trình của cơ quan quản lý Nhà Nước khi nghiệm thu  để đưa vào sử dụng

  • Kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình cùng biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án.

Bước 10: Hoàn công xây dựng đưa công trình vào sử dụng.

Gồm 10 bước thực hiện theo thứ tự như sau:

  • Bàn giao công trình hoàn thành để đưa vào vận hành, chạy thử, sử dụng

  • Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư

  • Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư

  • Giám sát, đánh giá dự án đầu tư 

  • Cấp giấy phép hoạt động: mở ngành nghề,..... Cho phép hoạt động; Chứng nhận đủ điều kiện; Chứng nhận quyền sở hữu

  • Bảo hiểm, bảo hành, bảo trì công trình

  • Đăng kiểm chất lượng quốc tế

Bài viết trên bao gồm quy trình chi tiết các bước triển khai dự án đầu tư xây dựng công trình. Hy vọng bạn sẽ có những thông tin bổ ích cho quá trình triển khai dự án đầu tư công trình!


Đất vàng Việt Nam

Nền tảng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch - Dự án - Giá đất
Big Data chính xác, phong phú, minh bạch cho nhà đầu tư và mọi đối tượng khách hàng
Hotline: 0961.85.0990     
Email: info@datvangvietnam.net