Bạn cần biết

arrowarrow

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIS TẠI VIỆT NAM

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIS TẠI VIỆT NAM

calendar17 tháng 6, 2025

Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS) đã và đang trở thành công cụ chiến lược trong quản lý tài nguyên và phát triển đô thị. Tại Việt Nam, GIS từng bước phát triển từ những dự án hợp tác quốc tế ban đầu đến ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội.

news

Trong thời đại số hóa, dữ liệu không gian không còn là lĩnh vực riêng của các nhà bản đồ học. GIS đã trở thành công cụ quan trọng trong quản lý đất đai, quy hoạch đô thị, giám sát môi trường và điều hành các thành phố thông minh. Ở Việt Nam, công nghệ GIS bắt đầu được du nhập từ những năm 1980 thông qua các dự án hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, đến cuối những năm 1990, GIS mới dần được quan tâm và ứng dụng nhiều hơn trong giới khoa học và quản lý nhà nước.

Sau năm 2000, nhờ kết quả từ các chương trình tổng kết GIS quốc gia, công nghệ này bắt đầu được triển khai rộng rãi hơn. GIS được ứng dụng trong các lĩnh vực như: quản lý tài nguyên rừng, đất, nước; giám sát môi trường; quy hoạch đô thị; phát triển du lịch và phòng chống thiên tai.

GIS qua nhiều năm đã phát triển và hoàn thiện

Một số dự án tiêu biểu có thể kể đến như: quản lý nước sạch tại Hà Nam, dự án nước tại Hòa Bình, thử nghiệm quản lý khách du lịch tại Phong Nha… Ngoài ra, nhiều cơ quan nhà nước cũng đã triển khai hệ thống GIS phục vụ quản lý địa phương như UBND quận Gò Vấp, Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai, UBND TP. Đà Lạt, Sở Y tế Quảng Trị... 

Các ứng dụng GIS được triển khai ở tất cả các lĩnh vực giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường (thí dụ: giám sát sự biến động đa dạng sinh học bằng kết hợp các dữ liệu RS và quan sát của cộng đồng trong dự Hành Lang Xanh, Thừa Thiên Huế), phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, phát triển nông nghiệp và nông thôn (trồng trọt và phòng trừ dịch bệnh) phát triển du lịch, quản lý đô thị (thí dụ điển hình là quận Gò Vấp “muốn quản lý từng căn nhà, từng hộ gia đình” trong quận), quản lý quy hoạch và đầu tư (Nguyễn Bình - Việt Kiều Canađa - chuyên gia tư vấn GIS cho HCMC “GIS là công cụ cho phép lựa chọn phương án đầu tư”, quy hoạch nuôi trồng thủy sản (dự án IMOLA, Thừa Thiên Huế).

Tuy nhiên, hầu hết các hệ thống GIS hiện nay vẫn còn phân tán, quy mô nhỏ và thiếu tính tích hợp. Công nghệ này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện để có thể phục vụ hiệu quả cho công tác quy hoạch, quản lý và phát triển bền vững.

Mặc dù có mặt từ những năm 80, nhưng GIS tại Việt Nam vẫn đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện. Những ứng dụng ban đầu tuy còn nhỏ lẻ nhưng đã cho thấy tiềm năng to lớn của công nghệ này trong quản lý tài nguyên và quy hoạch phát triển. Để GIS phát huy hiệu quả, cần có chiến lược lâu dài, đầu tư bài bản và sự phối hợp giữa các cơ quan, trường đại học, doanh nghiệp và chuyên gia trong nước lẫn quốc tế.