Tin tức quy hoạch

arrowarrow

“Hòn ngọc giữa biển khơi” của tỉnh Lâm Đồng sẽ trở thành đặc khu mới của đất nước

“Hòn ngọc giữa biển khơi” của tỉnh Lâm Đồng sẽ trở thành đặc khu mới của đất nước

calendar8 tháng 5, 2025

Phú Quý – huyện đảo của Bình Thuận – sau sáp nhập sẽ trở thành đặc khu kinh tế trực thuộc tỉnh Lâm Đồng mới.

news


Từ ngày 15/9/2025, tỉnh Lâm Đồng sẽ chính thức hợp nhất với tỉnh Đắk Nông và Bình Thuận, lấy tên là tỉnh Bình Thuận. Tỉnh Lâm Đồng mới có diện tích hơn 24.000km2, dân số hơn 3,3 triệu người, là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước. 

Việc sáp nhập giúp hình thành một “hành trình du lịch từ núi xuống biển”: từ Đắk Nông – Lâm Đồng với khí hậu cao nguyên mát mẻ, xuống Phú Quý với biển xanh, cát trắng và văn hóa đảo độc đáo.

Đặc biệt, huyện đảo Phú Quý của Bình Thuận – một quần đảo gồm 12 đảo lớn nhỏ, nằm cách TP Phan Thiết 110km – sẽ trở thành đặc khu kinh tế trên biển đầu tiên của Lâm Đồng. Đảo Phú Quý có diện tích chỉ 18km2, dân số hơn 32.000 người. 

Trong những năm gần đây, Phú Quý chứng kiến bước chuyển mình mạnh mẽ: thu nhập bình quân tăng gấp đôi, số hộ nghèo chỉ còn 21 hộ, hạ tầng như bến cảng, bệnh viện, trường học, khách sạn, nhà hàng… được đầu tư hàng ngàn tỷ đồng.

Nếu như trước năm 2015, Phú Quý còn nghèo nàn, thiếu thốn thì đến 2024, đảo đã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao với bộ mặt đô thị khang trang. Cơ sở hạ tầng gồm cảng cá, kè chống sạt lở, khu neo đậu tàu thuyền, phong điện… đang giúp Phú Quý tiến gần hơn tới hình hài một đặc khu biển hiện đại.

Phú Quý có thế mạnh về thủy sản và du lịch biển, trong khi Lâm Đồng – Đắk Nông mạnh về nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái và công nghiệp chế biến. Sự kết hợp này hứa hẹn một cơ cấu kinh tế đa ngành, giúp tăng sức hút đầu tư và giảm phụ thuộc vào từng lĩnh vực riêng lẻ.

Về an ninh, Phú Quý là điểm kết nối gần với Trường Sa, Hoàng Sa, Cam Ranh và Vũng Tàu – giữ vai trò quan trọng trong chiến lược biển Đông. Sáp nhập vào tỉnh có tiềm lực mạnh như Lâm Đồng sẽ giúp tăng khả năng ứng phó khẩn cấp, hỗ trợ hậu cần cho đảo.

Mặt khác, bản sắc văn hóa biển của Phú Quý cần được bảo tồn song song với phát triển. Các chương trình giao lưu văn hóa, chính sách bảo vệ môi trường và quy hoạch bền vững sẽ là chìa khóa để đặc khu này vừa hiện đại hóa, vừa giữ được hồn cốt biển đảo.

Đảo Phú Quý thường được gọi là “hòn ngọc giữa biển khơi”. Phú Quý nổi tiếng với các điểm du lịch hấp dẫn như: vịnh Triều Dương, Khe Sung Sướng và hồ bơi vô cực tại Gành Hang, đỉnh Cao Cát, đền thờ cá Ông Vạn An Thạnh, đền thờ Công Chúa Bàn Tranh, Dinh Thầy Nại, cánh đồng điện gió, chợ cá Long Hải, hồ cá Làng Dương...