Bạn cần biết

arrowarrow

Bản đồ quy hoạch huyện Đan Phượng, Hà Nội mới nhất 2023

Bản đồ quy hoạch huyện Đan Phượng, Hà Nội mới nhất 2023

calendar25 tháng 8, 2023

Căn cứ theo Quyết định số 5515/QĐ-UBND của UBND TP. Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng huyện Đan Phượng đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000. Trong bài viết này, Đất Vàng Việt Nam sẽ chia sẻ tới mọi người thông tin về bản đồ quy hoạch huyện Đan Phượng.

news

Tổng quan về huyện Đan Phượng

Vị trí địa lý

Đan Phượng là một huyện ngoại thành, nằm ở phía tây bắc trung tâm thành phố Hà Nội, tại khoảng giữa của trục đường quốc lộ 32 từ trung tâm Hà Nội đi Sơn Tây, cách trung tâm thành phố khoảng 20 km. Huyện có vị trí địa lý như sau:

  • Phía đông giáp huyện Đông Anh (với ranh giới là sông Hồng) và quận Bắc Từ Liêm

  • Phía nam giáp huyện Hoài Đức

  • Phía tây giáp huyện Phúc Thọ với ranh giới là sông Đáy

  • Phía bắc giáp huyện Mê Linh với ranh giới là sông Hồng

Đơn vị hành chính

Theo bản đồ quy hoạch huyện Đan Phượng, huyện hiện có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Phùng (huyện lỵ) và 15 xã: Đan Phượng, Đồng Tháp, Hạ Mỗ, Hồng Hà, Liên Hà, Liên Hồng, Liên Trung, Phương Đình, Song Phượng, Tân Hội, Tân Lập, Thọ An, Thọ Xuân, Thượng Mỗ, Trung Châu.

Các đơn vị hành chính cơ sở cấp xã, thôn, cụm dân cư

1. Thị trấn Phùng 6 phố, thôn: Phan Đình Phùng, Phùng Hưng, Phượng Trì, Nguyễn Thái Học, Tây Sơn, Thụy Ứng

2. Đan Phượng (Phùng) 3 thôn: Đại Phùng, Đoài Khê, Đông Khê

3. Đồng Tháp (Liên Hợp) 5 thôn: Bãi Tháp, Bãi Thuỵ, Đại Thần, Đồng Lạc, Thọ Vực

4. Hạ Mỗ (Hồng Thái) 2 thôn: Hạ Mỗ,Trúng Đích

5. Hồng Hà 4 thôn: Bá Dương Nội, Bá Dương Thị (Bá), Bồng Lai, Tiên Tân (Bến Tiên)

6. Liên Hà 3 thôn: Đoài, Quý, Thượng

7. Liên Hồng 4 thôn: Đông Lai, Hữu Cước, Thượng Trì, Tổ

8. Liên Trung 2 thôn: Hạ Trì, Trung

9. Phương Đình (Liên Minh) 8 thôn: Cổ Ngõa, Địch Trong, Địch Trung, Địch Đình, Địch Thượng, Ích Vịnh, La Thạch, Phương Mạc

10. Song Phượng 4 thôn, xóm: Tháp Thượng, Thu Quế, Thuận Thượng, Thống Nhất

11. Tân Hội 4 thôn: Thượng Hội, Thuý Hội, Phan Long (Sơn), Vĩnh Kỳ

12. Tân Lập 4 thôn: Đan Hội, Hạ Hội, Hạnh Đàn, Ngọc Kiệu (Tên chung: Kẻ Gối hay Tổng Gối) và 4 tổ dân phố Tân Tây Đô.

13. Thọ An 3 thôn: An Thanh (Tây Sơn), Thanh Điềm (Bắc Hà), Thọ Lão (Đông Hải)

14. Thọ Xuân 4 thôn: Tiến Bộ, Thống Nhất, Chiến Thắng, Hoà Bình

15. Thượng Mỗ (Hồng Phong) 3 thôn: Thượng Mỗ, Thượng Bãi, Phùng Hưng

16. Trung Châu 8 thôn: Chu Phan, Hưu Trưng, Nại Yên (Nại Xá, Yên Châu), Phương Lang (Phương Nội), Phương Ngoại, Trung Hà làng, Vạn Vĩ, Văn Môn.

Bản đồ hành chính huyện Đan Phượng
Bản đồ hành chính huyện Đan Phượng

Xem thêm: Bản đồ quy hoạch quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội mới nhất 2023

Cơ sở hạ tầng

Hiện nay, trên địa bàn huyện Đan Phượng sở hữu khu đô thị Tân Tây Đô (thuộc xã Tân Lập), khu nhà ở Tân Lập cũng như khu đô thị Vinhome Wonder Park (đang xây dựng ở xã Tân Hội và Liên Trung). Ngoài ra còn có khu đô thị sinh thái The Phoenix (thuộc xã Đan Phượng) và các siêu thị.

Các dự án hạ tầng giao thông đã được quyết định đầu tư như: đường Vành đai 4, đường Tây Thăng Long

Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn huyện (dự kiến) là các tuyến số 3 (Trôi - Nhổn - Yên Sở), tuyến số 4 (Liên Hà - Bắc Thăng Long).

Tuyến tàu điện một ray (monorail) Liên Hà - Tân Lập - An Khánh (huyện Đan Phượng và Hoài Đức)

Các hạng mục trong bản đồ quy hoạch huyện Đan Phượng

Quy hoạch phát triển đô thị

Gồm một phần Phân khu đô thị S1, S2, GS, sông Hồng và thị trấn huyện lỵ Phùng:

- Khu vực thuộc Phân khu đô thị S1, S2, GS, sông Hồng:

  • Hình thành các trung tâm mới về thương mại, dịch vụ của đô thị. Tạo dựng đỗ thị cửa ngõ phía Tây Bắc của đô thị trung tâm.

  • Phát triển các khu đô thị mới đồng bộ, hiện đại gắn với cải tạo, chỉnh trang, xây dựng lại các khu ở hiện có, tạo dựng một phân khu đô thị hoàn chỉnh, đáp ứng các nhu cầu hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.

  • Tổ chức không gian cảnh quan của phân khu đô thị S1, S2 kết nối với không gian xanh của khu vực phân khu GS và không gian cảnh quan sinh thái của phân khu sông Hồng, tạo hướng không gian kiến trúc hiện đại. Hình thành các trục đô thị, trục cảnh quan và các không gian điểm nhấn trọng tâm, đảm bảo sự liên kết hài hòa với không gian xung quanh.

  • Hình thành đầu mối hạ tầng kỹ thuật,-là đầu mối giao thông gắn với các trung tâm đô thị, đảm bảo kết nối đồng bộ với hệ thống hạ tầng chung khu vực.

Bản đồ Quy hoạch phân khu đô thị S1, thành phố Hà Nội đến năm 2030
Bản đồ Quy hoạch phân khu đô thị S1, thành phố Hà Nội đến năm 2030

- Thị trấn Phùng và vùng phụ cận: Hình thành trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế thương mại, văn hóa, thể dục thể thao huyện Đan Phượng. Phát triển theo mô hình sinh thái mật độ thấp, mở rộng không gian về phía Đông Bắc và Tây Nam, gồm phần đất thuộc các xã Song Phượng, Đan Phượng, Thượng Mỗ, Tân Hội, kết nối với tuyến đường Tây Thăng Long.

- Duy trì cấu trúc truyền thống các khu dân cư hiện có, xác định các khu phát triển mới nhằm dãn dân, di dân trong các khu vực làng xóm, bổ sung quỹ đất bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ dân cư địa phương.

Xem thêm: Quy hoạch chung TT Phùng, H. Đan Phượng, TP Hà Nội đến 2030

Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế

Về công nghiệp và TTCN

- Các cụm TTCN làng nghề được định hướng phát triển theo quy hoạch chuyên ngành. Bảo tồn, phục hồi các làng nghề truyền thống,...Từng bước chuyển đổi sang mộ hình TTCN sạch, phục vụ khu công nghệ cao.

Về du lịch

- Tập trung phát triển các loại hình du lịch: Du lịch văn hóa, lịch sử, cách mạng, tín ngưỡng, lễ hội; Du lịch vui chơi giải trí, văn hóa, thể thao; Du lịch sinh thái, nghỉ cuối tuần; Du lịch làng nghề và ẩm thực... Tập trung phát-triển theo 3 tuyến chính: Tuyến sông Hồng; Tuyến sông Đáy; Tuyến sông Nhuệ cổ (dọc đê Tiên Tân).

- Du lịch văn hóa gắn với thành cổ Ô Diên và đền thờ Danh nhân Tô Hiến Thành. Mở rộng lễ hội đền Văn Hiến tạo thành sự kiện văn hóa du lịch lớn có tầm cỡ của huyện Đan Phượng và thành phố Hà Nội; kết hợp khai thác các giá trị văn hóa lịch sử từ hệ thống các di tích lịch sử như đình Vạn Xuân, miếu Hàm rồng, đền Chính Khí, chùa Hải Giác (xã Hạ Mỗ )... Khôi phục các hoạt động tín ngưỡng lễ hội, biểu diễn nghệ thuật trong lễ hội theo hướng trình diễn các truyền thuyết, các sự kiện văn hóa gắn với khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Đền thờ Danh nhân Tô Hiến Thành
Đền thờ Danh nhân Tô Hiến Thành

Xem thêm: Bản đồ quy hoạch huyện Hoài Đức, Hà Nội mới nhất 2023

- Du lịch gắn với lịch sử văn hóa: Đình Đại Phùng, chùa Đại Phùng, Lăng Văn Sơn, Miếu Voi Phục... Du lịch lễ hội và văn hóa gắn với múa hát Chèo tàu, tượng, ca trù. Khôi phục và tiến hành tổ chức định kỳ trở thành một sự kiện văn hóa du lịch hấp dẫn khách. Sân khấu chèo tàu, tượng, hát ca trù tạo thành một hình thức biểu diễn nghệ thuật có thể khai thác đại trà.

- Phát triển du lịch gắn với vui chơi giải trí, thể thao, nghệ thuật... Định hướng phát triển các khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao, thưởng thức nghệ thuật tại trung tâm Huyện, thị trấn Phùng, dọc theo Quốc lộ 32 và các khu đô thị: Đan Phượng, Tân Lập...

- Phát triển du lịch sinh thái: Phát triển các khu du lịch sinh thái khu vực đầm, hồ ven đê Tiên Tân, ven đê quai Liên Hồng, Liên Trung.

- Phát triển du lịch làng nghề, ẩm thực: Khai thác văn hóa ẩm thực từ các món ăn, các sản vật địa phương để thu hút khách du lịch như nem Phùng, giò, chả Tân Hội, rượu, đậu Hồng Hà, Hạ Mỗ. Phát triển các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề truyền thống như: Làng nghề chế biến lâm sản ở Liên Hà, Liên Trung, làng nghề sản xuất bánh kẹo ở Song Phượng, làng nghề sản xuất rượu đậu ở Hồng Hà, Hạ Mỗ; khôi phục nghề ren, dệt ở Hạ Mỗ, Tân Lập...

Về Thương mại – dịch vụ

- Phát triển hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị và cửa hàng gắn với hình thành các đô thị tại các phân khu đô thị S1, S2, thị trấn Phùng. Gắn với các trung tâm này là các điểm dịch vụ hỗ trợ bản lẻ, giải trí,.... và hệ thống dịch vụ đi cùng với phát triển nghề, làng nghề.

- Đối với hệ thống chợ hiện có, có lộ trình, kế hoạch xóa bỏ chợ cóc, chợ tạm, xây dựng chợ mới phù hợp quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch chuyên ngành đã được phê duyệt.

Bản đồ Quy hoạch phân khu đô thị S2, thành phố Hà Nội đến năm 2030
Bản đồ Quy hoạch phân khu đô thị S2, thành phố Hà Nội đến năm 2030

Xem thêm: Quy hoạch phân khu đô thị S1, thành phố Hà Nội đến năm 2030

Về Nông nghiệp

- Phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng tiến bộ khoa học, đặc biệt là công nghệ sinh học. Đảm bảo an ninh lương thực, tạo nên các sản phẩm nông nghiệp đặc thù, chất lượng cao; Tiếp tục thực hiện tốt “dồn điền, đổi thửa” tạo ra những vùng chuyên canh quy mô lớn như lúa, rau an toàn, hoa, cây ăn quả…

Quy hoạch phát triển hạ tầng xã hội

Về Công trình hành chính, trụ sở cơ quan Huyện

- Tổ chức, quy hoạch các công trình hành chính, cơ quan công sở cấp huyện tại thị trấn Phùng; cải tạo và nâng cấp các công trình hiện có.

- Nâng cấp các công trình cấp xã tại vị trí là các trung tâm xã với các cơ sở hiện trạng hiện có hoặc trung tâm cụm được xác định theo mô hình quy hoạch trung tâm cụm làng đối với các công trình xây mới.

Về Công trình văn-hóa

- Xây dựng hệ thống thiết kế văn hóa phù hợp với đặc điểm văn hóa tại địa phương, gắn kết, khai thác và bảo vệ các công trình di tích văn hóa hiện hữu. Đối với các khu vực phát triển đô thị thì xây dựng hệ thống công trình văn hóa hiện đại, đa chức năng phục vụ chung cho toàn Huyện và các vùng phụ cận.

- Bảo tồn và phát huy các hình thức văn hóa phi vật thể như hát chèo Tàu ở Tân Hội, các lễ hội cổ truyền như lễ hội thả diều và các lễ hội văn hóa gắn với các công trình tín ngưỡng tại các xã để tạo điều kiện cho người dân gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống và làm phong phú đời sống tinh thần cho nhân dân.

- Trùng tu, cải tạo và nâng cấp các công trình văn hóa tín ngưỡng, đặc biệt là các công trình đã được xếp hạng di tích.

- Xây mới các công trình phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt văn hóa cộng đồng tại các trung tâm xã hoặc trung tâm cụm.

Về giáo dục - đào tạo

- Các trường đại học, cao đẳng dự kiến xây dựng trong khu giáo dục tập trung phát triển theo dự án riêng.

- Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và vật chất cho trung tâm dạy nghề, giới thiệu

việc làm.

- Giáo dục phổ thông: Đảm bảo các chỉ tiêu trường học các cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông theo Quy hoạch mạng lưới trường học được duyệt.

Về Y tế

- Tổ hợp y tế khám chữa bệnh tại khu Y tế tập trung thực hiện theo dự án riêng.

- Cơ sở y tế cấp huyện: Cải tạo nâng cấp Bệnh viện đa khoa Huyện, Trung tâm y tế Huyện và 15 trung tâm y tế xã. Hình thành tổ hợp bệnh viện đa khoa, trung tâm điều dưỡng chăm sóc người cao tuổi và Trường đại học đào tạo nhân lực cho ngành y tại xã Song Phượng. Tại các “cụm làng - trung tâm đổi mới” có thể hình thành các Phòng khám đa khoa tư nhân đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Xem thêm: Bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ, Hà Nội mới nhất 2023

Quy hoạch giao thông

 Giao thông đối ngoại

Đường sắt:

+ Theo bản đồ quy hoạch huyện Đan Phượng, tuyến đường sắt Quốc gia vành đai phía Tây chạy dọc theo đường vành đai IV, trong phạm vi huyện Đan Phượng, dự kiến xây dựng ga Phùng (ga trung gian) bố trí gần thị trấn Phùng, phía Bắc trục đường Tây Thăng Long.

+ Tuyến đường sắt đô thị kết nối đô thị trung tâm với đô thị vệ tinh (tuyến đường” sắt đô thị số 3 kéo dài Nhổn-Sơn Tây) dự kiến đi trên cao tại dải phân cách giữa của Quốc lộ 32. Đoạn qua huyện Đan Phượng dự kiến bố trí 02 ga đường sắt tại thị trấn Phùng ở các khu vực tập trung đông người, trung tâm thị trấn và có nhiều tiềm năng phát triển theo mô hình TOD.

- Việc đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt Quốc gia và đường sắt đô thị sẽ được xác định cụ thể theo các dự án riêng được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Tuyến đường” sắt đô thị số 3 kéo dài Nhổn-Sơn Tây
Tuyến đường” sắt đô thị số 3 kéo dài Nhổn-Sơn Tây

Xem thêm: Quy hoạch Phân khu đô thị GN(B), tỷ lệ 1/5000

Đường bộ:

+ Đường Vành đai 4: quy mô mặt cắt ngang rộng B=120m, bao gồm 6 làn xe cao tốc, đường song hành hai bên (2x3 làn xe) và hành lang-để bố trí cây xanh, công trình hạ tầng kỹ thuật.

+ Quốc lộ 32: đoạn qua thị trấn Phùng có vai trò là đường trục chính, quy mô mặt cắt ngang rộng B=35m (4 làn xe cơ giới), gồm hai dải lòng đường xe chạy mỗi bên rộng 10,5m; dải phân cách giữa rộng 3,0m; hè đường mỗi bên rộng 5,5m. Khu vực nút giao Quốc lộ 32 với đường Vành đai IV, quy mô mặt cắt ngang được mở rộng từ B=35m lên thành B=50m để xây dựng cầu vượt, nút giao khác mức với đường Vành đai 4.

+ Đường trục Tây Thăng Long: đoạn phía Đông đường Vành đai 4 (đường chính đô thị) có quy mô mặt cắt rộng 60,5m (10 làn xe), đoạn phía Tây đường Vành đai 4 có quy mô mặt cắt ngang rộng 40m (6 làn xe, đường cấp I đồng bằng đối với đoạn ngoài đô thị).

Phối cảnh đường vành đai 4
Phối cảnh đường vành đai 4

Xem thêm: Quy hoạch phân khu đô thị GS(A) thành phố Hà Nội, tỷ lệ 1/5000

Các tuyến đường tỉnh, đường huyện

- Tuyến đường tỉnh 417: Cải tạo, nâng cấp đảm bảo tiêu chuẩn đường cấp III (24 làn xe), đoạn từ đê Hữu Hồng về phía trục đường Tây Thăng Long được kéo dài theo hướng Bắc-Nam để nối với đường tỉnh 421, đường tỉnh 419 (trên địa bàn huyện Phúc Thọ) tạo thêm trục kết nối theo hướng Bắc-Nam, kết nối huyện Đan Phượng với các huyện, thị xã lân cận như Phúc Thọ, Sơn Tây.

- Tuyến đường 422 đoạn qua địa phận huyện Đan Phượng thuộc phạm vi phân khu đô thị S1, S2, GS sẽ được cải tạo, xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị theo quy hoạch đã được phê duyệt.

- Các tuyến đường huyện (liên xã): cải tạo nâng cấp, xây mới đạt tiêu chuẩn đường cấp III+IV (2-4 làn xe), kết hợp với hệ thống đường tỉnh tạo thành khung giao thông chính trong Huyện, liên kết các khu vực nông thôn với các thị trấn, trung tâm cụm xã và các khu vực du lịch, dịch vụ.

- Các đoạn tuyến qua khu dân cư tùy điều kiện hiện trạng sẽ xây dựng bổ sung hè và hệ thống thoát nước, chiếu sáng, đáp ứng nhu cầu giao thông và sự phát triển kinh tế, xã hội của Huyện.

Tuyến đường tỉnh lộ 417
Tuyến đường tỉnh lộ 417

Xem thêm: Bản đồ quy hoạch huyện Mê Linh, Hà Nội mới nhất 2023

Các tuyến đường trong khu vực phát triển đô thị

Các tuyến đường trong khu vực thị trấn Phùng và trong khu vực đô thị trung tâm phía Đông đường Vành đai 4 được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị và được thực hiện theo các đồ án quy hoạch chung, phân khu đô thị được phê duyệt.

Giao thông đường thủy:

- Khai thông luồng lạch để khai thác tối đa các tuyến vận tải trên sông Hồng, sông Đáy. Xây dựng cảng Tiên Tân-Hồng Hà (công suất khoảng 1-2 triệu tấn/năm theo Quy hoạch Giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội) để phục vụ nhu cầu giao thông đường thủy, phát triển kinh tế của địa phương và khu vực.

Giao thông công cộng:

- Tập trung phát triển hệ thống xe buýt, liên kết các khu vực thị trấn, trung tâm cụm xã, khu du lịch, dịch vụ quan trọng để khai thác tối đa tiềm năng của Huyện.

Bến, bãi đỗ xe:

- Bến xe khách liên tỉnh cấp thành phố xây dựng tại khu vực nút giao Quốc lộ 32 với đường Vành đai 4, có quy mô khoảng 8ha-10ha (cơ bản nằm trên địa bàn huyện Hoài Đức).

- Xây dựng bến xe tải Phùng (Bến xe tải phía Tây Bắc theo Quy hoạch Giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội) tại khu vực nút giao đường Tây Thăng Long với đường Vành đai 4, quy mô khoảng 6ha (bao gồm 4,5ha bến và 1,5ha bãi, kho tàng).

- Xây dựng mới bến xe khách kết-hợp trung chuyển xe buýt phục vụ cho thị trấn Phùng quy mô khoảng 3ha, nằm giáp phía Nam Quốc lộ 32 thuộc xã Đồng Tháp, phía Tây thị trấn (bến xe Phùng cũ chuyển đổi thành bãi đỗ xe công cộng kết hợp điểm dừng đỗ xe buýt). Xây dựng 02 bến xe kết hợp điểm đầu cuối xe buýt tại xã Tân Lập, Thọ An quy mô diện tích khoảng 0,5ha 1ha.

- Bãi đỗ xe: trong khu vực phát triển đô thị (phân khu đô thị S1, S2, GS và thị trấn Phùng) các bãi đỗ xe công cộng tập trung, được xác định theo các quy hoạch đô thị được phê duyệt. Các trung tâm dân cư khu vực nông thôn, xây dựng bãi đỗ xe tập trung phục vụ yêu cầu sản xuất và sinh hoạt (được xác định theo các quy hoạch nông thôn mới được phê duyệt).

Cầu qua sông

- Cầu Phùng qua sông Đáy; xây dựng mới cầu Hồng Hà trên đường Vành đai 4 qua

sông Hồng.

Các nút giao thông

- Xây dựng các nút giao khác mức giữa đường Vành đai 4 với Quốc lộ 32, đường Tây Thăng Long, đường N2. Các nút giao thông khác chủ yếu giao cùng mức.

Xem thêm: Điều chỉnh quy hoạch phân khu đô thị N3, tỷ lệ 1/5000

Bản đồ quy hoạch huyện Đan Phượng - Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

Ngày 07/12/2021,UBND TP. Hà Nội đã ra Quyết định số 5149/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cho huyện Đan Phượng trong giai đoạn đến năm 2030.

Theo đó, diện tích và cơ cấu sử dụng đất dự kiến cho giai đoạn đến năm 2030 của huyện Đan Phượng là 7.782,82 ha. Chi tiết cụ thể như sau: Diện tích đất nông nghiệp là 1.214,21 ha; diện tích đất phi nông nghiệp là 6.096,78 ha; diện tích đất dự trữ, chưa có mục đích sử dụng cụ thể là 471,83 ha.

Ngoài ra, kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Đan Phượng bao gồm: Chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp là 2.602,04 ha; điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trong nội bộ là 8,00 ha; chuyển đổi diện tích đất phi nông nghiệp, không phải là đất ở, thành đất ở với diện tích là 34,34 ha.

Hơn nữa, có kế hoạch đưa vào sử dụng các diện tích đất chưa được sử dụng cho các mục đích cụ thể như sau: Diện tích đất nông nghiệp là 156,51 ha; diện tích đất phi nông nghiệp là 77,71 ha.

Bản đồ quy hoạch huyện Đan Phượng - Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030
Bản đồ quy hoạch huyện Đan Phượng - Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

Trên đây là toàn bộ thông tin về bản đồ quy hoạch huyện Đan Phượng, hy vọng những thông tin trên của Đất Vàng Việt Nam sẽ giúp ích được cho các nhà đầu tư trong kế hoạch đầu tư sắp tới.