Bạn cần biết

arrowarrow

Đất lâm nghiệp, đất vườn và đất nông nghiệp khác nhau như thế nào?

Đất lâm nghiệp, đất vườn và đất nông nghiệp khác nhau như thế nào?

calendar7 tháng 5, 2024

Hiện nay, nhu cầu sử dụng đất và các mục đích sử dụng đất đai của người dân đang ngày càng tăng cao. Nhưng đến nay vẫn có nhiều người con chưa phân biệt sự khác nhau giữa đất vườn với đất nông nghiệp cũng như đất lâm nghiệp. Sau đây Đất Vàng Việt Nam sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

news

1. Đất vườn có phải là đất nông nghiệp

Đất vườn là loại đất liền kề với đất thổ cư và thường gắn liền với đất ở trong khuôn viên của mỗi hộ gia đình trong các khu dân cư. Loại đất này được sử dụng để trồng cây hàng năm hoặc lâu năm. Điều này được xác định cụ thể trong Quyết định 507/1999/QĐ-TCĐC, ban hành hệ thống biểu mẫu thống kê đất đai phục vụ công tác kiểm kê đất đai năm 2000 như sau:

“Đất vườn tạp là diện tích đất vườn gắn liền với đất ở thuộc khuôn viên của mỗi hộ gia đình trong các khu dân cư trồng xen kẽ giữa các loại cây hàng năm với cây lâu năm hoặc giữa các cây lâu năm mà không thể tách riêng để tính diện tích cho từng loại.”.

Luật Đất đai không cụ thể đề cập đến định nghĩa của đất vườn. Dưới góc độ phân loại, đất vườn không thuộc nhóm đất nông nghiệp. Tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt, tùy vào mục đích sử dụng, đất vườn ao có thể được xác định là đất nông nghiệp hoặc đất phi nông nghiệp:

  • Đất vườn ao được xem là đất nông nghiệp: Theo Khoản 6 Điều 106 của Luật Đất đai 2013, đất vườn ao thuộc sở hữu của hộ gia đình hoặc cá nhân được xác định là đất nông nghiệp nếu được sử dụng để sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.

  • Đất vườn ao được xem là đất phi nông nghiệp: Khoản 1 Điều 103 của Luật Đất đai 2013 quy định trong trường hợp đất ao nằm trong phạm vi của thửa đất đã có nhà ở của hộ gia đình hoặc cá nhân, thì đất ao đó được công nhận là đất ở.

Đất vườn có phải là đất nông nghiệp
Đất vườn có phải là đất nông nghiệp

2. Phân biệt Đất lâm nghiệp, Đất nông nghiệp và Đất vườn

Tiêu chí

Đất lâm nghiệp

Đất nông nghiệp

Đất vườn

Khái niệm

Đất lâm nghiệp là loại đất nằm trong nhóm đất nông nghiệp được xác chủ yếu dùng vào sản xuất lâm nghiệp như trồng rừng, khoanh nuôi, tu bổ, cải tạo rừng, nuôi dưỡng làm giàu rừng, nghiên cứu thí nghiệm về rừng.

Đất nông nghiệp là một vùng đất có diện tích, ranh giới, vị trí, có các thuộc tính ổn định hoặc biến đổi theo chu kỳ, có thể dự đoán trước được, được Nhà nước giao cho người dân để phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp; là tư liệu sản xuất chủ yếu vừa là tài liệu lao động vừa là đối tượng lao động, đặc biệt không thể thay thế của ngành nông - lâm nghiệp.

Đất vườn là loại đất được sử dụng trong việc trồng cây, thường nằm trong khu vực của các hộ gia đình hoặc khu dân cư. Đất vườn thường được dùng để trồng cây hàng năm hoặc cây lâu năm.

Phân loại

Đất lâm nghiệp được chia thành 3 loại:

- Đất rừng sản xuất;

- Đất rừng phòng hộ;

- Đất rừng đặc dụng.

Đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

- Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

- Đất trồng cây lâu năm;

- Đất rừng sản xuất;

- Đất rừng phòng hộ;

- Đất rừng đặc dụng;

- Đất nuôi trồng thủy sản;

- Đất làm muối;

- Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;

Đất vườn là loại đất nằm liền kề hoặc cùng thửa với đất thổ cư hoặc có thể được tách thửa riêng và nó chỉ có thể sử dụng với mục đích trồng cây lâu năm, cây hoa màu.

Mục đích sử dụng đất

Mỗi loại đất rừng được xác định với các mục đích cụ thể. Trong việc giao và cho thuê đất rừng sản xuất, chính sách có sự thoáng đãng và mở cửa để kêu gọi mọi cá nhân, hộ gia đình và tổ chức kinh tế thuộc mọi lớp người đầu tư vào việc khai thác và sử dụng đất rừng một cách hợp lý. Tuy nhiên, đối với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, việc giao hoặc cho thuê thường chỉ dành cho các tổ chức kinh tế có chức năng quản lý tài nguyên rừng, trong khi không cho phép thuê cho tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài.


Hầu hết các rừng phòng hộ và rừng đặc dụng đặt ở những vị trí chiến lược, quan trọng về mặt an ninh và quốc phòng. Chúng thường là nơi lưu giữ nguồn gen động thực vật rừng quý hiếm, kèm theo nhiều di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh. Do đó, việc khai thác và sử dụng đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng thường chỉ được giao cho các cơ quan quản lý rừng, các doanh nghiệp quản lý, và một phần nhỏ có thể được giao cho các hộ gia đình và cá nhân sinh sống trong khu vực có rừng.

Đất nông nghiệp được sử dụng chủ yếu để sản xuất các sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp và xây dựng các công trình hỗ trợ cho quá trình sản xuất, theo quy định của pháp luật. Mặc dù bao gồm đất lâm nghiệp, nhưng đất nông nghiệp không bao gồm đất vườn.


Đất ở và đất vườn là hai loại đất có mục đích sử dụng khác nhau. Đất ở được dùng để xây dựng nhà cửa và các công trình kiên cố khác. Tuy nhiên, nếu chủ sở hữu chưa muốn xây dựng, đất ở có thể được sử dụng để trồng trọt hoặc làm vườn.


Trái lại, đất vườn thường liền kề hoặc tách thửa riêng với đất thổ cư. Loại đất này chỉ được sử dụng để trồng cây hoa màu, cây lâu năm. Để sử dụng đất vườn để xây nhà, chủ sở hữu cần phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại Điều 57 của Luật đất đai năm 2013.

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Căn cứ theo điểm a, b, c khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, bao gồm:

  • Chuyển đất từ mục đích trồng lúa sang mục đích trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản hoặc làm muối.

  • Chuyển đất từ mục đích trồng cây hàng năm khác sang mục đích nuôi trồng thủy sản nước mặn, làm muối, hoặc nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm.

  • Chuyển đất từ mục đích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, hoặc rừng sản xuất sang sử dụng cho mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp.


Căn cứ theo khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013, các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, bao gồm:

  • Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

  • Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;

  • Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

  • Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

Căn cứ theo khoản 1 Điều 103 Luật đất đai 2013

  • Đất vườn, ao của hộ gia đình, cá nhân được xác định là đất ở phải trong cùng một thửa đất đang có nhà ở.

  • Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành trước ngày 01 tháng 7 năm 2004, thì thực hiện xác định mục đích sử dụng đất theo các quy định cụ thể tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 103 Luật đất đai 2013. Phần diện tích đất vườn, ao còn lại sau khi đã xác định diện tích đất ở theo các quy định trên thì được xác định sử dụng vào mục đích hiện trạng đang sử dụng theo loại đất nông nghiệp cụ thể quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật đất đai 2013.

Phân biệt Đất lâm nghiệp, Đất nông nghiệp và Đất vườn
Phân biệt Đất lâm nghiệp, Đất nông nghiệp và Đất vườn

Trên đây là thông tin chi tiết về sự khác nhau giữa đất lâm nghiệp, đất vườn và đất nông nghiệp mà Đất Vàng Việt Nam muốn chia sẻ với bạn. 

Truy cập website để cập nhật thông tin mới nhất và tin tức nóng hổi từ thị trường bất động sản toàn quốc.

​​Đất vàng Việt Nam

​​Nền tảng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch - Dự án - Giá đất

​​Big Data chính xác, phong phú, minh bạch cho nhà đầu tư và mọi đối tượng khách hàng

​​Hotline: 0961.85.0990