Bạn cần biết
Tại huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi, nổi tiếng có các vụ tranh chấp đất đai dai dẳng lâu năm nhưng kết thúc đều đã có hậu. Những người đã đổ mồ hôi công sức khai hoang tại nơi đây sẵn sàng nhường đất cho 14 hộ dân trên nóc Ông Đến sau mấy chục năm xuống núi.
Vụ tranh chấp nổi tiếng nhất nhì tại tỉnh Quảng Ngãi phải kể đến là vụ “chiếm canh” của người dân thôn Quế đối với 3ha đất của người dân thôn Vàng, khi người dân thôn Vàng được nhà nước cấp sổ đỏ.
Có thể bạn muốn xem: Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai
"Người dân thôn Vàng (xã Trà Tây) và thôn Quế (xã Trà Bùi) trước đây sống rất thân tình. Nhưng từ khi vụ tranh chấp xảy ra, họ chẳng còn nhìn mặt nhau. Ròng rã nhiều năm, việc tìm được tiếng nói chung của người dân hai thôn gặp nhiều khó khăn và có lúc phát sinh điểm nóng", Bí thư Đảng ủy xã Trà Tây (huyện Trà Bồng), Bà Hồ Thị Na chia sẻ.
Hai xã Trà Bùi và Trà Tây thuộc huyện Trà Bồng có vị trí địa lý nằm ngay bên cạnh đỉnh núi cao nhất tỉnh Quảng Ngãi - đỉnh Cà Đam. Mặc dù vùng đất xảy ra tranh chấp nằm ở huyện Trà Bồng nhưng con đường nhanh nhất dẫn đến khu vực trên lại phải đi nhờ qua phần đất của huyện Sơn Hà. Chính sự non cao cách trở của đường đi lối lại cộng thêm là vùng hẻo lánh xa xôi, kiến thức của bà con nơi đây cũng không được rõ ràng dẫn đến vụ việc trên kéo dài suốt 4 năm ròng.
Ông Hồ Thanh Vương (thôn Vàng) bảo rằng vì đường xa cách trở nên hơn 3ha đất của người dân thôn Vàng bị người dân thôn Quế chiếm nhằm mục đích trồng lúa lúc nào không hay.
Những người đồng bào Cor đã tự đi tìm tiếng nói chung, nhưng rồi không bên nào chịu nhường bên nào. "Khi chưa uống với nhau ly rượu hòa giải, dân thôn Vàng thề sẽ không đội trời chung với người thôn Quế. Còn giờ chúng tôi thân tình như anh em rồi", ông Vương cười hiền.
Đồng bào Cor tại nơi đây khi thương thì thương tận ruột, khi ghét thì cũng ghét tận da. Chính vì vậy, không dễ dàng cho ban lãnh đạo khi phải tổ chức các cuộc họp nhằm “làm dịu những cái đầu nóng”. Ông Đặng Minh Thảo, Bí thư Huyện uỷ Trà Bồng nhớ lại những lần động viên các “già làng” ngồi chung cuộc họp. Để cuộc họp diễn ra được suôn sẻ thì rất cần những người có uy tín gật đầu, bởi lẽ “khi người có uy tín gật đầu, cả làng sẽ thông”.
Trưởng thôn Vàng, ông Hồ Văn Thính cho hay, ông cũng từ rất bức xúc khi phần đất của thôn mình bị người dân thôn Quế chiếm canh. Tuy nhiên, khi nghe ông Thảo khuyên răn rằng thôn nào thì cũng là đồng bào dân tộc Cor, cũng đều mang họ Hồ, đều là anh em đồng tộc. Mọi chuyện anh em nhẹ nhàng giải quyết, sao phải nặng nề với nhau. Vì lẽ đó, ông Thính nhận ra tình người luôn là trên cả và từ đó cần gìn giữ nét đẹp truyền thống dân tộc của đồng bảo mình. Khi ông Thảo ngỏ ý để những già làng có uy tín nhất 2 thôn trực tiếp trò chuyện với nhau. Khi nhận được lời mời, ông Thính sẵn sàng đi “thương thảo” với già làng thôn Quế. "Cuộc nói chuyện thành công, hai thôn thống nhất ngồi nói chuyện và chính quyền làm trọng tài. Tôi về phổ biến và bà con đồng thuận ngay", ông Thính mừng rỡ chia sẻ.
Sau lần đầu khó khăn đó, những cuộc họp tiếp theo trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều. Bà con nơi đây thật lòng ai cũng mong muốn giữ rừng tạo nguồn nước phục vụ nhân dân. Và đương nhiên thuận theo lẽ đó, cả thôn Vàng sẵn sàng giao lại toàn bộ khu vực với gần 13ha cho chính quyền với mục đích trồng cây gỗ lớn, để tạo nguồn nước cho cả hai thôn sinh hoạt.
Hạnh phúc ở chỗ, người dân nơi đây tại chốn “sơn cùng thuỷ tận” này dù bập bẹ tiếng Kinh nhưng lại nắm lòng trong tay chủ trương của nhà nước. Trong suy nghĩ người dân Cor nơi đây, họ làm chủ núi chủ rừng nhưng nay nguyện ý nhường đất cho chính quyền trông cây gỗ lớn để cùng nhau phát triển.
"Bà con chỉ yêu cầu chính quyền phải làm cho họ hệ thống nước sạch thì sẽ giao lại sổ đỏ cho Nhà nước. Tôi hứa với bà con sẽ đáp ứng ngay nguyện vọng chính đáng ấy. Bà con đã chọn tình người, biến phần đất tranh chấp thành tài sản chung" - ông Thảo, bí thư Huyện ủy Trà Bồng, nói.
Vào những ngày hè cuối tháng 4 năm 2022, trên vùng non cao, người dân nơi đây vui vẻ giao lại sổ đỏ cho chính quyền. Hai thôn Quế, Vàng đồng lòng từ nay sẽ cùng sử dụng phần đất tranh chấp. Kế hoạch là sẽ trồng những cây lim, hương, cẩm trên phần đất ấy để rễ cây sẽ bám sâu vào lòng đất cũng như tình người Cor hai thôn dành cho nhau. Và cánh rừng trăm năm ấy sẽ được giao lại cho chính người dân từng là chủ thửa đất chăm sóc, bảo vệ.
Giống như vụ đất thôn Vàng và thôn Quế kể trên, đất thuộc địa phận xã này mà người dân xã khác canh tác cũng đã xảy ra ở 2 xã là Trà Giang và Trà Phú. Vụ việc trên kéo dài 14 năm với biết bao lần gặp mặt, đối thoại thất bại, những người dân Trà Giang đổ mồ hôi khai hoang tại Trà Phú nhất định không chịu trả lại đất. Căn cứ theo lý lẽ và pháp luật Việt Nam hiện hành, chính quyền địa phương biết sẽ phải thu hồi lại đất, nhưng dẫu sao, lấy tình người ra thì lại không thể thu hồi. Bởi lẽ, sau bao nhiêu năm, những người dân xã Trà Phú ấy cũng đã đổ mồ hôi, nước mắt để khai hoang, phá chồi cây dại mới có được con đường, có được phần đất ấy.
Chính quyền địa phương với phương châm luôn mong muốn vận động các hộ dân ở xã Trà Phú trả lại đất cho xã Trà Giang. Nhiều năm qua, xã đã tổ chức rất nhiều các cuộc họp khác nhau để tìm hướng “gỡ rối” nhưng 2 bên xã Trà Phú và Trà Giang vẫn chưa tìm được tiếng nói chung. Chính vào 1 tối cuối tháng 7 năm 2021, các bộ xã Trà Phú phải vào tận thôn Phú Tài để họp với 35 hộ dân đang canh tác trên đất lâm nghiệp do xã Trà Giang quản lý.
Ông Võ Tiến Thế, bí thư Đảng ủy xã Trà Phú, nhớ lại: "Người dân cho rằng toàn bộ diện tích 55,8ha ở khu vực do mình cực khổ khai hoang được. Việc vượt qua địa giới xã Trà Giang 14ha do họ không biết. Nếu chính quyền muốn thu lại thì phải đền bù. Nhưng rồi khi nghe chúng tôi nói đến 14 hộ dân ở nóc Ông Đến (thôn 2, xã Trà Giang) đã sống biệt lập suốt 30 năm qua. Phần đất người dân trả lại sẽ tái định cư 14 hộ dân này thì bà con bắt đầu nhỏ giọng".
Ngước nhìn về phía non cao, bà con Trà Phú ai cũng thở dài. Bởi họ cũng hiểu, Nóc Ông Đến rất xa lại còn cách trở núi rừng, để mà nói, một người trưởng thành phát đi bộ liên tục 2 tiếng mới lên tới nơi. Hơn nữa, trên nóc Ông Đến có 14 hộ nghèo đang sinh sống, thiếu thốn đủ đường. Từ những cơ sở vật chất cần thiết nhất như y tế, giáo dục còn chưa có chứ đừng nói đến các nhu cầu khác. Đối với sự cách trở về đường xá như vậy, trong suốt nhiều năm ròng, chính quyền địa phương đã phải băng rừng lội suối để vận động người dân.
Sự đồng cảm cũng như chia sẻ dần hiện lên trên đôi mắt và khuôn mặt của những người tới dự họp. Hiểu được tại sao chính quyền vất vả vận động trả đất, người dân nơi đây lập tức đồng tình.
Ông Thế tâm tình: "Người dân chỉ chấp nhận giao lại đất cho 14 hộ dân xuống núi tái định cư. Nếu không thực hiện thì họ sẽ đòi lại đất. Có thể nói tình người đã chiến thắng trong vụ tranh chấp này. Đó cũng là nút thắt được tháo bỏ"
Một trong những hộ đầu tiên xung phong trả lại đất cho chính quyền là anh Võ Văn Anh (thôn Phú Tài, xã Trà Phú), Anh cũng chia sẻ rằng rất tiếc phần đất cũng như công sức bản thân đã bỏ công ra khai hoang nhưng nghĩ giao lại cho bà con nóc Ông Đến tái định cư là việc nên làm. Dù sao bà con xuống núi cũng cần có đất sản xuất để ổn định cuộc sống. "Cái gì đúng, thấu tình thì mình sẽ thực hiện ngay. Tôi mong bà con nhận phần đất của chúng tôi khai hoang sẽ phát triển kinh tế, con cái được học hành và cuộc sống tốt hơn ở trên núi cao cách trở", anh Anh nói.
Đối với những cán bộ trực tiếp tham gia buổi dân vận ấy, là một đêm không thể nào quên. Mặc dù rất vất vả, đi lại nhiều lần nhưng hôm ấy mang lại hiệu quả lớn nhất. Bởi lẽ người dân đều tụ tập đông đủ vì ban ngày người này đi rẫy, người kia đi làm, cán bộ địa phương rất khó để tâm tình và truyền đạt lại đầy đủ mong muốn của nhà nước cũng như hướng dẫn đầy đủ cho bà con quyền và nghĩa vụ liên quan của bản thân.
Nói là vậy, cuối cùng thì vụ tranh chấp cũng được giải quyết ổn thoả. Nhưng hơn cả đối với người dân nơi đây là đã hỗ trợ chính quyền giải quyết vấn đề lớn đối với 14 cư dân tại nóc Ông Đến. Sẽ không còn có những tranh chấp đất tại đây, dân làng đồng lòng và yêu thương nhau hơn. Tình người tại đây được nhắc đến và đề cập lên hàng đầu. Rồi mai đây, ngôi làng mới tại nóc Ông Đến sẽ được xây dựng, bình yên và nhẹ nhàng giữa núi rừng Quảng Ngãi…
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Đất vàng Việt Nam
Nền tảng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch - Dự án - Giá đất
Big Data chính xác, phong phú, minh bạch cho nhà đầu tư và mọi đối tượng khách hàng
Hotline: 0961.85.0990
Email: info@datvangvietnam.net