Tin tức quy hoạch

arrowarrow

Quy hoạch tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

calendar18 tháng 3, 2024

Đất Vàng Việt Nam gửi tới bạn đọc Quy hoạch tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 1399/QĐ-TTg Thủ tướng chính phủ ký ngày 17 tháng 11 năm 2023

news

Phạm vi, ranh giới quy hoạch

Bao gồm toàn bộ phần lãnh thổ đất liền tỉnh Bến Tre và không gian biển được xác định theo Luật Biển Việt Nam năm 2012, Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

Phương án quy hoạch hệ thống đô thị

- Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển nhanh hệ thống đô thị phù hợp với tiềm năng, văn hóa của từng đô thị; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai; mở rộng nâng cấp các đô thị hiện hữu chưa đảm bảo tiêu chuẩn; đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, phát triển hệ thống đô thị gắn với phát triển các khu chức năng (khu công nghiệp, cụm công nghiệp; khu du lịch; khu nghiên cứu, đào tạo; khu thể dục thể thao).

- Khi có đủ điều kiện, tiêu chí theo quy định, phấn đấu đến năm 2030 toàn tỉnh Bến Tre có 37 đô thị, trong đó thành phố Bến Tre là đô thị loại I (thành phố thông minh, sinh thái); 03 đô thị loại III; 02 đô thị loại IV; 31 đô thị loại V. Trong đó, định hướng các đô thị như sau:

+ Thành phố Bến Tre là trung tâm hành chính - chính trị, văn hóa, thương mại, vận tải logistics, du lịch vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng sinh thái, trung tâm phát triển công nghiệp, đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho công nghiệp, dịch vụ và các ngành kinh tế khác, đóng vai trò hạt nhân phát triển của tỉnh;

+ Đô thị Châu Thành, thị trấn Giồng Trôm là các đô thị vệ tinh có vai trò giảm tải về áp lực dân số, hạ tầng xã hội và kỹ thuật cho thành phố Bến Tre;

+ Đô thị Chợ Lách, Phước Mỹ Trung, Mỏ Cày, Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú là các đô thị trung tâm tiểu vùng;

+ Các đô thị còn lại đóng vai trò là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, thương mại của đơn vị hành chính cấp huyện.

Xem thêm: Quy hoạch chung xây dựng thành phố Bến Tre đến năm 2030

Một góc của Bến Tre

Phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện

- Vùng liên huyện phía Bắc sông Hàm Luông: Bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính thành phố Bến Tre, huyện Châu Thành, huyện Giồng Trôm là vùng trọng điểm, động lực chính, tận dụng các đặc trưng về điều kiện tự nhiên phát triển nông nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp, cụm công nghiệp gắn với hệ thống giao thông đường thủy và đường bộ; phát triển du lịch bền vững dựa trên những lợi thế về văn hóa - lịch sử, cảnh quan thiên nhiên sông Hàm Luông, sông Tiền, gắn với hành lang động lực của tỉnh là quốc lộ 60, đường cao tốc CT33.

- Vùng liên huyện phía Nam sông Hàm Luông: Bao gồm huyện Mỏ Cày Nam, huyện Mỏ Cày Bắc và huyện Chợ Lách là khu vực phát triển theo hướng tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực gồm Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp gắn với hành lang động lực của tỉnh là quốc lộ 60, đường cao tốc CT33 và quốc lộ 57.

- Vùng liên huyện ven biển: Bao gồm huyện Thạnh Phú, huyện Ba Tri và huyện Bình Đại là khu vực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng ven biển tỉnh Bến Tre theo hướng tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực gồm Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp gắn với hành lang động lực của tỉnh là quốc lộ 57, quốc lộ 57B, quốc lộ 57C và hành lang kinh tế dọc theo tuyến đường ven biển. Khu kinh tế biển thuộc ba huyện Bình Đại - Ba Tri - Thạnh Phú. Khai thác lợi thế của vị trí để phát triển ngành du lịch (du lịch biển) và vận tải biển quốc tế.

Xem thêm: Quy hoạch chung xây dựng xã Ngãi Xuyên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh

Phương án quy hoạch xây dựng các vùng huyện

- Vùng huyện Châu Thành là vùng phát triển nông nghiệp cây ăn trái; phát triển công nghiệp gắn với sản xuất và chế biến nông sản; phát triển trung tâm rau màu của vùng đồng bằng sông Cửu Long; phát triển khu đô thị nông nghiệp thông minh, công nghiệp sạch và dịch vụ du lịch tổng hợp.

- Vùng huyện Giồng Trôm phát triển liên kết với thành phố Bến Tre và đô thị Ba Tri về thương mại - dịch vụ gắn phát triển với đô thị và công nghiệp; phát triển nông nghiệp gắn công nghiệp chế biến.

- Vùng huyện Chợ Lách là vùng trọng điểm, đầu mối giao thương phía Đông Bắc tỉnh Bến Tre, tập trung phát triển thương mại, dịch vụ, phát triển nông nghiệp chất lượng cao, cây giống - hoa kiểng, cây ăn trái.

- Vùng huyện Thạnh Phú là vùng trọng điểm phía Nam tỉnh Bến Tre, vùng trọng tâm về phát triển nông nghiệp, du lịch sinh thái và năng lượng.

- Vùng huyện Mỏ Cày Bắc là vùng phát triển nông nghiệp cây ăn trái lớn của tỉnh Bến Tre, phát triển công nghiệp gắn với hoạt động chế biến, sản xuất nông nghiệp.

- Vùng huyện Ba Tri, vùng huyện Bình Đại, vùng huyện Mỏ Cày Nam là các vùng động lực, tập trung phát triển các đô thị dịch vụ tổng hợp hướng đến thành lập các đơn vị hành chính đô thị cấp huyện (thành lập thị xã) tại các huyện: Ba Tri, Mỏ Cày Nam, Bình Đại, giai đoạn đến năm 2030.

Xem thêm: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh đến năm 2040

Trên đây là thông tin Quy hoạch tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 mà Đất Vàng Việt Nam muốn chia sẻ với bạn. 

Ngoài ra, tại chuyên mục Thông tin quy hoạch của Đất Vàng Việt Nam cũng thường xuyên cập nhật những thông tin quy hoạch nhanh chóng, chính xác nhất. Truy cập website để cập nhật thông tin mới nhất về quy hoạch chung và tin tức nóng hổi từ thị trường bất động sản toàn quốc.

Đất vàng Việt Nam
Nền tảng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch - Dự án - Giá đất
Big Data chính xác, phong phú, minh bạch cho nhà đầu tư và mọi đối tượng khách hàng
Hotline: 0961.85.0990