Tin tức quy hoạch
Đất Vàng Việt Nam gửi tới bạn đọc Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 19/03/2024 do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký duyệt.
Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch
1. Phạm vi quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Lạng Sơn, quy mô 831.018 ha, với 11 đơn vị hành chính gồm thành phố Lạng Sơn và 10 huyện: Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc (dự kiến trình cấp có thẩm quyền sáp nhập vào thành phố Lạng Sơn theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương), Lộc Bình, Đình Lập, Văn Lãng, Tràng Định, Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn.
2. Ranh giới tọa độ địa lý từ 20°27' đến 22°19' vĩ Bắc và từ 106°06' đến 107°21' kinh Đông; phía Đông Bắc giáp Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc; phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng; phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang; phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn; phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Nguyên.
Xem thêm: Quy hoạch tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Kế hoạch, mục tiêu phát triển
Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước; Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; Quy hoạch tổng thể quốc gia; Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; các quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc; bảo đảm bố trí không gian, phân bổ nguồn lực hợp lý để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ chiến lược về quốc phòng - an ninh, đối ngoại, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Quy hoạch xác định: Xây dựng Lạng Sơn trở thành tỉnh biên giới có kinh tế phát triển, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh, môi trường sinh thái được bảo đảm, là một trong các cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của vùng trung du và miền núi phía Bắc, là “cầu nối” ngày càng quan trọng trong kết nối kinh tế, thương mại giữa Việt Nam, các nước ASEAN, Trung Quốc và châu Âu. <br>Mục tiêu phát triển đến năm 2023
Phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Lạng Sơn có quy mô kinh tế và GRDP bình quân đầu người trong nhóm 05 tỉnh dẫn đầu của vùng trung du và miền núi phía Bắc. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch mạnh theo hướng các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch trở thành động lực tăng trưởng chính, ngành nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất nông - lâm sản hàng hóa, ứng dụng công nghệ, hiệu quả cao. <br>Các lĩnh vực văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đời sống vật chất, tinh thần và môi trường sống của Nhân dân không ngừng được cải thiện. Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hệ thống đô thị hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng ngày càng cao và thực hiện chuyển đổi số hiệu quả trên cả bốn trụ cột Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và cửa khẩu số. Bảo vệ môi trường, từng bước cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học, góp phần nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.
- Về kinh tế:
+ Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân thời kỳ 2021 - 2030 đạt 8 - 9%/năm; trong đó: Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản khoảng 2,5 - 3,5%/năm; Công nghiệp - xây dựng khoảng 12 - 13%/năm; Dịch vụ khoảng 8 - 9%/năm; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm khoảng 8 - 9%/năm.
+ Cơ cấu kinh tế đến năm 2030: Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 12 - 13%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 32 - 33%; Dịch vụ chiếm 50 - 51%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4 - 5%.
+ GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đến năm 2030 đạt khoảng 150 triệu đồng.
+ Thu nội địa bình quân hằng năm thời kỳ 2021 - 2030 tăng 9 - 10%.
+ Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hằng năm thời kỳ 2021 - 2030 đạt khoảng 9 - 10%.
+ Tổng lượt khách du lịch đến năm 2030 đạt khoảng 6 triệu lượt khách, trong đó khoảng 4,6 triệu lượt khách trong nước và 1,4 triệu lượt khách quốc tế.
+ Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thời kỳ 2021 - 2030 đạt khoảng 340 nghìn tỷ đồng.
- Về xã hội:
+ Tốc độ tăng dân số trung bình khoảng 1,26%/năm, đến năm 2030 dân số của tỉnh khoảng 894.290 người.
- Về kết cấu hạ tầng:
+ Hoàn thiện và cơ bản hiện đại hóa hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh. Duy trì 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; trên 90% thôn có đường ô tô đến trung tâm thôn được cứng hóa.
+ 100% hộ dân được sử dụng điện; hoàn thiện đưa vào sử dụng các công trình thủy điện, lưới điện truyền tải đã được quy hoạch và phê duyệt đầu tư.
+ 100% dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung, 80% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo quy chuẩn.
+ Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 40% vào năm 2030.
Tầm nhìn đến năm 2050
Đến năm 2050, Lạng Sơn có nền kinh tế hiện đại, năng động, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống số. Có quan hệ hợp tác tích cực với các địa phương của Trung Quốc và các địa phương trong vùng, các tỉnh lân cận, Lạng Sơn trở thành vùng đất XANH hấp dẫn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực, đặc biệt là năng lượng sạch, nông nghiệp, công nghiệp và du lịch. Lạng Sơn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định thương hiệu quốc gia của nông sản Việt Nam và là cầu nối góp phần đưa các sản phẩm chất lượng cao của Việt Nam đến với khu vực và thế giới.
Lạng Sơn tiếp tục giữ vững vị thế là địa phương có hệ thống cửa khẩu đường bộ, đường sắt phát triển hàng đầu Việt Nam, điểm trung chuyển trên bộ quan trọng hàng đầu trong kết nối Trung Quốc - Việt Nam - các nước ASEAN và các nước trên thế giới. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, nhất là dịch vụ thương mại, du lịch, logistics và vận tải chiếm tỷ trọng lớn. Các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, gìn giữ, phát huy hiệu quả, đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. An sinh xã hội của người dân được bảo đảm; trật tự an toàn xã hội, an ninh biên giới, chủ quyền quốc gia được bảo đảm vững chắc.
Các đột phá phát triển
Xác định 04 khâu đột phá phát triển, gồm:
Chuyển đổi số và cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư và phát triển các thành phần kinh tế;
Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm là hạ tầng giao thông, đô thị, khu, cụm công nghiệp; đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa của tỉnh;
Phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại, dịch vụ và du lịch là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế;
Phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, xanh, an toàn và hiện đại để trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh.
Xem thêm: Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Trên đây là thông tin Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 mà Đất Vàng Việt Nam muốn chia sẻ với bạn.
Ngoài ra, tại chuyên mục Thông tin quy hoạch của Đất Vàng Việt Nam cũng thường xuyên cập nhật những thông tin quy hoạch nhanh chóng, chính xác nhất. Truy cập website để cập nhật thông tin mới nhất về quy hoạch chung và tin tức nóng hổi từ thị trường bất động sản toàn quốc.
Đất vàng Việt Nam
Nền tảng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch - Dự án - Giá đất
Big Data chính xác, phong phú, minh bạch cho nhà đầu tư và mọi đối tượng khách hàng.