Tin tức quy hoạch

arrowarrow

Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

calendar5 tháng 4, 2024

Đất Vàng Việt Nam gửi tới bạn đọc Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 686/QĐ-TTg Thủ tướng chính phủ ký ngày 13 tháng 06 năm 2023

news

Phạm vi, ranh giới quy hoạch 

Bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Long An  với tổng diện tích tự nhiên là 4.494,8 km.Tỉnh Long An thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 45 km theo Quốc lộ 1, có vị trí địa lý:

Xem thêm: ​Quy hoạch chung huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh đến năm 2025

Kế hoạch và mục tiêu phát triển 

Đến năm 2030, Long An hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả và bền vững tại khu vực phía Nam. Đặc biệt, tỉnh sẽ là điểm nối quan trọng trên hành lang kinh tế, đô thị - công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, kết nối mạnh mẽ với TP. Hồ Chí Minh và khu vực Đông Nam Bộ, đồng thời là cầu nối thương mại quan trọng với Campuchia. Tỉnh sẽ phát triển mạnh mẽ các hành lang kinh tế, khu vực và trung tâm đô thị, đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự xã hội, với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Một số mục tiêu cụ thể bao gồm:

  • Tăng trưởng GRDP đạt mức bình quân 9%/năm.
  • GRDP bình quân đầu người đạt trên 180 triệu đồng.
  • Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 80%, trong đó lao động có bằng cấp, chứng chỉ chiếm 40%.
  • Tỷ lệ các trường đạt chuẩn quốc gia từ mầm non đến phổ thông đạt từ 45% đến 100%.
  • Phổ cập giáo dục mẫu giáo cho trẻ từ 3 - 4 tuổi.
  • Duy trì tỷ lệ che phủ rừng ở mức 3,3% và mỗi người dân đô thị có 8 -10 m2 cây xanh.

Tầm nhìn đến năm 2050, Long An sẽ là tỉnh công nghiệp hàng đầu, trở thành điểm tăng trưởng kinh tế trọng điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long, đạt trình độ phát triển tương đương với các tỉnh phát triển của khu vực Đông Nam Bộ. Tỉnh hướng đến xã hội trật tự, an ninh, an toàn, và văn minh; con người phát triển toàn diện trong môi trường sống trong lành, chủ động thích nghi với biến đổi khí hậu.

Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực và phương án tổ chức các hoạt dộng kinh tế - xã hội

Phương hướng tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội theo mô hình "một trung tâm, hai hành lang kinh tế, ba vùng kinh tế - xã hội, sáu trục động lực", với TP. Tân An là trung tâm chính trị - hành chính - đô thị hạt nhân - đô thị vệ tinh của Thành phố Hồ Chí Minh; là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, hiện đại phía Đông Bắc của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

email

Phấn đấu đến năm 2030, Long An là trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả của khu vực phía Nam

Xem thêm: ​Quy hoạch chung thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đến năm 2030

Hai hành lang kinh tế

- Hành lang đường Vành đai 3 - 4: Bám dọc theo các trục đường Vành đai 3, Vành đai 4 của Thành phố Hồ Chí Minh.

- Hành lang phát triển phía Nam: Bám dọc theo trục động lực liên tỉnh từ Thành phố Hồ Chí Minh đi qua tỉnh Long An và kết nối với tỉnh Tiền Giang (qua trục quốc lộ 50B).

Ba vùng kinh tế - xã hội

- Vùng đô thị và công nghiệp: Bao gồm các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước, một phần huyện Tân Trụ, thành phố Tân An, một phần huyện Thủ Thừa và huyện Châu Thành. Tập trung phát triển đô thị và công nghiệp tổng hợp, tạo thành hành lang phát triển đô thị trung tâm ở Bến Lức - Tân An và các đô thị công nghiệp ở các huyện Đức Hòa, Cần Giuộc, Cần Đước; phát triển khu kinh tế ở các huyện Cần Giuộc, Cần Đước; phát triển nông nghiệp ven đô, chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao tại huyện Châu Thành, Tân Trụ và thành phố Tân An.

- Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, du lịch và kinh tế cửa khẩu: Bao gồm thị xã Kiến Tường và các huyện Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, một phần huyện Thủ Thừa. Phát triển dịch vụ, công nghiệp tại khu kinh tế cửa khẩu; phát triển du lịch sinh thái gắn với cảnh quan đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, phấn đấu đưa thương hiệu du lịch Đồng Tháp Mười là thương hiệu quốc gia gắn kết chặt chẽ với du lịch của tỉnh. Phát triển thị xã Kiến Tường là trung tâm vùng Đồng Tháp Mười.

- Vùng đệm sinh thái: Bao gồm huyện Đức Huệ, một phần huyện Thủ Thừa và một phần huyện Tân Trụ; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, dành quỹ đất hợp lý cho phát triển công nghiệp, đô thị sinh thái, khu trung chuyển nội tỉnh.    

Quy hoạch tỉnh Long An giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến 2050, tỉnh đặt mục tiêu trở thành một trung tâm phát triển kinh tế - xã hội năng động, bền vững, với sự kết nối mạnh mẽ trong khu vực và quốc tế. Sự phát triển này không chỉ nhấn mạnh vào tăng trưởng kinh tế mà còn đề cao giá trị của một xã hội an sinh, môi trường sống xanh - sạch - đẹp và việc thích ứng linh hoạt với biến đổi khí hậu. Long An đang trên hành trình hướng tới một tương lai rộng mở, với khát vọng tạo dựng một đời sống phồn thịnh, văn minh và hạnh phúc cho người dân, khẳng định vị thế của mình như một điểm sáng của sự phát triển đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Xem thêm: ​Quy hoạch chung thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang đến năm 2030

Trên đây là thông tin Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 mà Đất Vàng Việt Nam muốn chia sẻ với bạn. 

Ngoài ra, tại chuyên mục Thông tin quy hoạch của Đất Vàng Việt Nam cũng thường xuyên cập nhật những thông tin quy hoạch nhanh chóng, chính xác nhất. Truy cập website để cập nhật thông tin mới nhất về quy hoạch chung và tin tức nóng hổi từ thị trường bất động sản toàn quốc.

Đất vàng Việt Nam
Nền tảng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch - Dự án - Giá đất
Big Data chính xác, phong phú, minh bạch cho nhà đầu tư và mọi đối tượng khách hàng