Tin tức quy hoạch

arrowarrow

Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

calendar13 tháng 4, 2024

Đất Vàng Việt Nam gửi tới bạn đọc Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 1746/QĐ-TTg Thủ tướng chính phủ ký ngày 30 tháng 12 năm 2023

news

Phạm vi, ranh giới quy hoạch Phần lãnh thổ đất liền: 

Bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Phú Yên, quy mô 5.026 km2, gồm 9 đơn vị cấp huyện, được giới hạn như sau: 

- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định; 

- Phía Đông giáp Biển Đông; 

- Phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa;

- Phía Tây giáp tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Gia Lai. 

Tỉnh Phú Yên có tọa độ địa lý khoảng từ 12042’36” đến 13041’28” vĩ độ Bắc; 108040’40” đến 109027’47” kinh độ Đông. Phần không gian biển: Được xác định trên cơ sở Luật Biển Việt Nam ngày 21 tháng 6 năm 2012, Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

Thành phố Tuy Hoà, Phú Yên

Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã 

- Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện giai đoạn 2023 - 2030: 

+ Giai đoạn 2023 - 2025: Không có đơn vị hành chính cấp huyện thuộc diện phải sắp xếp. 

+ Giai đoạn 2026 - 2030: Thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 100% quy định; đơn vị hành chính cấp huyện có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 200% quy định. 

- Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã: 

+ Giai đoạn 2023 - 2025: Dự kiến sắp xếp 05 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4 và xã Bình Ngọc thuộc thành phố Tuy Hòa. 

+ Giai đoạn 2026 - 2030: Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 100% quy định; đơn vị hành chính cấp xã có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 300% quy định. Dự kiến sắp xếp 10 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Xã Xuân Thọ 2 thuộc thị xã Sông Cầu; Xã An Thạch và Xã An Định thuộc huyện Tuy An; Xã Hòa Định Đông thuộc huyện Phú Hòa; Xã Cà Lúi và Xã Krông Pa thuộc huyện Sơn Hòa; Xã Đức Bình Tây và Xã Ea Lâm thuộc huyện Sông Hinh; Xã Xuân Sơn Nam và Xã Xuân Quang 3 thuộc huyện Đồng Xuân.

Xem thêm: Quy hoạch chung TX. Đông Hòa, T. Phú Yên đến năm 2025

Phương án tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội và phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã 

- Một (01) vành đai phụ trợ (gắn với trục Quốc lộ 19C): 

+ Là vùng phát triển song song dọc theo tuyến giao thông quốc lộ 19C kết nối với tỉnh Bình Định và tỉnh Đắk Lắk, là vùng có tiềm năng phát triển lớn về văn hóa, lịch sử và an ninh quốc phòng. 

- Hai (02) hành lang động lực phát triển: 

+ Hành lang ven biển Bắc - Nam (gắn với trục Quốc lộ 1, cao tốc Bắc Nam, đường ven biển của tỉnh): Là khu vực có tiềm năng phát triển lớn nhất về đô thị, công nghiệp, du lịch và nuôi trồng thủy, hải sản; tập trung du lịch ở phía Bắc, công nghiệp ở phía Nam, thành phố Tuy Hòa là trung tâm phát triển tổng hợp của hành lang. 

+ Hành lang Đông - Tây (gắn với trục Quốc lộ 25 và Quốc lộ 29): Phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng hiện đại, thông minh, hình thành vùng chuyên canh lớn; bảo tồn đa dạng sinh học; phát triển du lịch sinh thái, dịch vụ logistics…

 - Ba (03) khu vực trọng điểm phát triển: 

+ Khu vực trọng điểm phía Bắc: Phát triển du lịch, kinh tế biển, trong đó thị xã Sông Cầu là trung tâm kết nối đến các vùng phía Bắc và phía Tây của Tỉnh, là trung tâm dịch vụ và du lịch phía Bắc Phú Yên, kết nối với thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) tạo cơ hội liên kết phát triển du lịch và các dịch vụ khác; tập trung đầu tư phát triển khu du lịch Vịnh Xuân Đài hướng tới phân khúc du lịch cao cấp, nghỉ dưỡng, chuyên biệt. 

+ Khu vực trọng điểm phía Nam: Phát triển công nghiệp luyện kim, lọc, hóa dầu, hóa dược, các ngành năng lượng sạch, sản xuất sản phẩm gắn với công nghệ số, công nghiệp chế biến chế tạo, cảng biển, du lịch ... Khu vực Đông Hòa là cửa ngõ kết nối với các trung tâm kinh tế trong vùng, khu vực Tây Nguyên, cả nước và quốc tế. Thành phố Tuy Hòa là đô thị trung tâm của tỉnh Phú Yên. Khu vực Đông Hòa là trung tâm công nghiệp, hậu cần của Tỉnh, phát triển Khu kinh tế Nam Phú Yên theo hướng đô thị dịch vụ, công nghiệp và logistics, liên kết với khu kinh tế Bắc Vân Phong; về phía Bắc của thành phố Tuy Hòa ưu tiên phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, khu vực tập trung các cơ sở giáo dục - đào tạo cấp vùng. 

+ Khu vực trọng điểm phía Tây: Phát triển thương mại dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao, các vùng nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến và phát triển du lịch. Phát triển thị trấn Củng Sơn và Hai Riêng trở thành đầu mối giao thương với các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Tận dụng lợi thế về giao thông, tập trung phát triển vùng sản xuất công nghiệp, nông nghiệp; phát triển du lịch gắn với văn hóa khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, du lịch sinh thái.

Xem thêm: Quy hoạch chung xây dựng KKT Nam Phú Yên, T. Phú Yên đến năm 2040

Phương án quy hoạch hệ thống đô thị 

a) Hệ thống đô thị Đến năm 2030

- Tỉnh Phú Yên có 18 đô thị bao gồm: 01 đô thị loại I (thành phố Tuy Hòa); 01 đô thị loại II (thành phố Sông Cầu); 01 đô thị loại III (thị xã Đông Hòa); 06 đô thị loại IV (đô thị Củng Sơn, Phú Thứ, Tuy An, La Hai, Hai Riêng, Phú Hòa); 09 đô thị loại V (đô thị Tân Lập, Sơn Long, Sơn Thành Đông, Hòa Trị, Xuân Phước, Xuân Lãnh, Trà Kê Sơn Hội, Hòa Mỹ Đông, Phong Niên). 

b) Định hướng phát triển thành phố Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu và thị xã Đông Hòa: 

- Thành phố Tuy Hòa: Là đô thị loại I, định hướng phát triển trở thành đô thị biển với hệ thống công viên, cây xanh và có rừng trong trung tâm thành phố. Tạo lập môi trường và xã hội an toàn, lành mạnh cho cộng đồng. 

- Xây dựng thành phố Tuy Hòa trở thành đô thị văn minh, hiện đại, là động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Yên, có bản sắc riêng trong chuỗi đô thị ven biển Miền Trung, là một trong những trung tâm tổng hợp cấp vùng về giao thông, trung tâm du lịch vùng Duyên hải Trung Bộ, trung tâm đào tạo. Tập trung đầu tư xây dựng, phát triển và mở rộng không gian đô thị, từng bước hoàn thiện các tiêu chí đô thị, đủ điều kiện công nhận thành phố Tuy Hòa là đô thị loại I trực thuộc Tỉnh. 

- Thị xã Sông Cầu: Là đô thị II (trong kỳ quy hoạch), định hướng phát triển trở thành thành phố du lịch. Đô thị Sông Cầu là trung tâm tiểu vùng phía Bắc của tỉnh Phú Yên về kinh tế, văn hóa, dịch vụ, du lịch và công nghiệp, là đầu mối giao thông, cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Phú Yên, có vai trò quan trọng về an ninh, quốc phòng. Phát triển theo hướng đô thị du lịch biển trên cơ sở khai thác các lợi thế đặc trưng của địa phương. 

- Thị xã Đông Hoà: là đô thị loại III (trong kỳ quy hoạch), là vùng kinh tế động lực của tỉnh Phú Yên. Định hướng phát triển đô thị Đông Hòa với trọng tâm là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa chức năng, phát triển các ngành công nghiệp chủ lực như: Luyện kim, lọc hóa dầu, năng lượng… gắn với cảng biển; trở thành một trong các trung tâm dịch vụ và du lịch cấp quốc gia và khu vực.​

Xem thêm: Quy hoạch chung xây dựng TT. Phú Thứ, T. Phú Yên đến năm 2025

Trên đây là thông tin Quy hoạch tỉnh Phú Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 mà Đất Vàng Việt Nam muốn chia sẻ với bạn. 

Ngoài ra, tại chuyên mục Thông tin quy hoạch của Đất Vàng Việt Nam cũng thường xuyên cập nhật những thông tin quy hoạch nhanh chóng, chính xác nhất. Truy cập website để cập nhật thông tin mới nhất về quy hoạch chung và tin tức nóng hổi từ thị trường bất động sản toàn quốc.

Đất vàng Việt Nam
Nền tảng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch - Dự án - Giá đất
Big Data chính xác, phong phú, minh bạch cho nhà đầu tư và mọi đối tượng khách hàng.