Tin tức quy hoạch

arrowarrow

Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

calendar8 tháng 7, 2024

Đất Vàng Việt Nam gửi tới bạn đọc Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 1737/QĐ-TTg Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký duyệt

news

Phạm vi, ranh giới quy hoạch 

Phần lãnh thổ đất liền: Phạm vi ranh giới quy hoạch tỉnh Quảng Trị gồm diện tích tự nhiên trên đất liền và đảo Cồn Cỏ của tỉnh Quảng trị là 4.701,23km2, gồm 10 huyện, thị xã, thành phố. 

Phần không gian biển: Được xác định theo Luật Biển Việt Nam năm 2012, Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. 

Kế hoạch và mục tiêu phát triển 

Mục tiêu đến năm 2030, Quảng Trị đạt trình độ phát triển thuộc nhóm tỉnh khá của cả nước, có cơ cấu kinh tế cơ bản là một tỉnh công nghiệp - dịch vụ; là một trong những trung tâm kinh tế tổng hợp của khu vực Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ, trung tâm hậu cần và trung chuyển hàng hóa của khu vực Đông Nam Á. 

Mục tiêu đến năm 2030 

Mục tiêu phát triển đến năm 2030, Quảng Trị đạt trình độ phát triển thuộc nhóm tỉnh khá của cả nước, có cơ cấu kinh tế cơ bản là một tỉnh công nghiệp - dịch vụ; là một trong những trung tâm kinh tế tổng hợp của khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, trung tâm hậu cần và trung chuyển hàng hóa của khu vực Đông Nam Á. 

Trong đó:

+ Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) bình quân đạt 8,2%/năm. 

+ Cơ cấu kinh tế: nông lâm ngư nghiệp chiếm khoảng 10,5%, công nghiệp - xây dựng (37%), thương mại - dịch vụ (47,5%). 

+ GRDP bình quân đầu người đạt 140 - 170 triệu đồng/năm, thu ngân sách trên địa bàn đạt 62.000 tỷ đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1 - 1,5%/năm… 

Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực và phương án tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội 

Tầm nhìn đến năm 2050, Quảng Trị trở thành tỉnh có nền kinh tế vững mạnh với cơ cấu chính là công nghiệp - dịch vụ và là một trong những động lực phát triển của khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ; quốc phòng an ninh được bảo đảm, nhân dân có cuộc sống hạnh phúc. 

Tỉnh xác định các nhiệm vụ trọng tâm và đột phá phát triển gồm: Xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ; Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; Hoàn thành thực hiện chuyển đổi số; Chuẩn bị và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tạo môi trường sinh sống và làm việc hấp dẫn nhằm thu hút nhân tài; Xây dựng Quảng Trị trở thành Trung tâm năng lượng sạch của miền Trung vào năm 2030; Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Xây dựng kết cấu hạ tầng logistic chất lượng và hiệu quả, góp phần tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn; Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo ứng dụng công nghệ tiên tiến; Phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp sinh thái, hữu cơ; Bảo vệ môi trường, phục hồi sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học, kết hợp phát huy các giá trị sinh thái đặc thù; Thực hiện phát triển bao trùm, tạo điều kiện để mọi tầng lớp nhân dân có cơ hội tham gia và hưởng lợi từ quá trình phát triển; Củng cố quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội; chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế. 

Quảng Trị xác định 4 vùng phát triển kinh tế gồm: Vùng trung du và đồng bằng cao - là vùng trọng điểm phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ và đô thị; ưu tiên hoàn thiện hệ thống đô thị hiện hữu, phát triển các khu công nghiệp và nâng cấp hạ tầng, cải thiện kết nối. Vùng ven biển và đảo Cồn Cỏ - là trọng điểm phát triển công nghiệp khí, công nghiệp đa ngành, Logistics, các khu du lịch dịch vụ tổng hợp, đô thị biển và các tổ hợp nuôi trồng, chế biến thủy sản thân thiện với môi trường. Vùng trũng tập trung phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, công nghệ cao; du lịch sinh thái. Vùng núi phía Tây tập trung phát triển du lịch gắn với phục hồi, bảo tồn sinh thái vùng núi, phát triển điện gió, kinh tế cửa khẩu. 

Có 6 hành lang để kết nối, phát triển gồm: Hành lang trung tâm gắn với Quốc lộ 1 và cao tốc Bắc – Nam để tập trung các hoạt động kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, đào tạo, y tế… và đô thị.

Hành lang ven biển gắn với đường ven biển, trọng tâm là phát triển các khu công nghiệp khí, công nghiệp đa ngành khai thác lợi thế cảng biển, dịch vụ logistic, đô thị du lịch sinh thái biển gắn với phục hồi hệ sinh thái.

Hành lang Đông - Tây dọc theo quốc lộ 9 ưu tiên kết nối cửa khẩu Lao Bảo - Đông Hà - Cửa Việt, phát triển logistics, thương mại, dịch vụ, đô thị, du lịch gắn với phát triển lâm nghiệp bền vững.

Xem thêm: Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Trên đây là thông tin Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 mà Đất Vàng Việt Nam muốn chia sẻ với bạn. 

Ngoài ra, tại chuyên mục Thông tin quy hoạch của Đất Vàng Việt Nam cũng thường xuyên cập nhật những thông tin quy hoạch nhanh chóng, chính xác nhất. Truy cập website để cập nhật thông tin mới nhất về quy hoạch chung và tin tức nóng hổi từ thị trường bất động sản toàn quốc. 

Đất vàng Việt Nam 

Nền tảng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch - Dự án - Giá đất 

Big Data chính xác, phong phú, minh bạch cho nhà đầu tư và mọi đối tượng khách hàng.