Quy trình đầu tư dự án

arrowarrow

Cưỡng chế vi phạm đất đai theo pháp luật hiện hành diễn ra như thế nào?

Cưỡng chế vi phạm đất đai theo pháp luật hiện hành diễn ra như thế nào?

calendar3 tháng 11, 2022

Cưỡng chế vi phạm đất đai là gì? Điều kiện, nguyên tắc phải tuân theo khi cưỡng chế vi phạm đất đai diễn ra như thế nào? Trình tự, thủ tục khi cưỡng chế thu hồi đất?

news

Cưỡng chế vi phạm đất đai là gì

Cưỡng chế vi phạm đất đai chính là một hoặc nhiều các biện pháp được áp dụng trực tiếp đối với các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực đất đai.

Hành vi này được thực hiện bởi quyền lực Nhà nước, dựa vào các quy định của pháp luật để thực hiện việc vi phạm các quy định trong đất đai. 

Để tránh các trường hợp lạm dụng quyền lực Nhà nước trong việc cưỡng chế thu hồi đất, pháp luật Việt Nam đã có những quy định rất rõ về quy trình cưỡng chế vi phạm đất đai.

Cưỡng chế vi phạm đất đai là gì?
Thế nào là cưỡng chế vi phạm đất đai

Để hiểu rõ hơn thế nào là thu hồi đất, cưỡng chế vi phạm đất đai, bạn có thể tham khảo qua bài viết sau: Thủ tục thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất mới nhất năm 2022

Điều kiện, nguyên tắc phải tuân theo khi cưỡng chế vi phạm đất đai diễn ra như thế nào?

Giải pháp cuối cùng để thực hiện thu hồi đất khi người chịu trách nhiệm (người có đất bị thu hồi) không đồng ý hợp tác chính là cưỡng chế thu hồi đất.

Đây là việc sử dụng quyền lực của Nhà nước, được căn cứ và dựa trên quy định của pháp luật hiện hành nhằm các mục đích cộng đồng, an ninh – quốc phòng.

Theo khoản 3, điều 71 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế”

Cưỡng chế thu hồi đất đai cần những điều kiện gì?

Theo Khoản 2 Điều 71 Luật Đất đai năm 2013 cưỡng chế thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau: 

– Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi UBND cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục; 

– Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; 

– Quyết định cưỡng chế  thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành; 

– Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành. 

Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì UBND cấp xã lập biên bản.

UBND cấp xã lập biên bản khi người bị cưỡng chế từ chối quyết định
UBND cấp xã lập biên bản khi người bị cưỡng chế từ chối quyết định

Nguyên tắc phải tuân theo khi cưỡng chế thu hồi đất đai

Theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Luật Đất đai 2013: 

– Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định. 

– Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính. 

⇒ Theo đó, người bị cưỡng chế có thể dựa vào nguyên tắc trên để bảo vệ quyền và lợi ích của mình nếu người thực hiện cưỡng chế không tuân thủ đúng quy định.

Trình tự, thủ tục khi cưỡng chế vi phạm đất đai

Theo khoản 4 Điều 71 Luật Đất đai 2013 (hướng dẫn tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP) cưỡng chế thu hồi đất được thực hiện theo các bước sau: 

Bước 1: Thành lập Ban thực hiện cưỡng chế 

“Ban thực hiện cưỡng chế” sẽ do Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ quyết định thành lập trước khi tiến hành cưỡng chế vi phạm đất đai.

Ban thực hiện cưỡng chế sẽ bao gồm Trường ban và các thành viên, cụ thể như sau:

  • Trưởng ban: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp huyện

  • Thành viên gồm: Đại diện các cơ quan tài chính, tài nguyên và môi trường, thanh tra, tư pháp, xây dựng cấp huyện; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã; Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng, UBND cấp xã nơi có đất và một số thành viên khác do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định. 

Bước 2: Vận động, thuyết phục, đối thoại 

Biện pháp đầu tiên khi thực hiện cưỡng chế vi phạm đất đai là thuyết phục, vận động, đối thoại với người có phần đất bị cưỡng chế.

Trong trường hợp người bị cưỡng chế chấp hành theo quy định của pháp luật thì Ban thực hiện cưỡng chế sẽ ghi lại biên bản chấp hành.

Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản. Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì Ban thực hiện cưỡng chế tổ chức thực hiện cưỡng chế;

Tổ chức thực hiện cưỡng chế nếu không chấp hành
Tổ chức thực hiện cưỡng chế nếu không chấp hành

Bước 3: Tổ thức thực hiện cưỡng chế 

Nếu không chấp hành quyết định cưỡng chế của “Ban thực hiện cưỡng chế”, Trưởng ban có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người khác có liên quan phải tự chuyển tài sản và ra khỏi khu đất bị nhà nước cưỡng chế.

Nếu không tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, Ban thực hiện cưỡng chế sẽ trực tiếp di chuyển người bị cưỡng chế và những người có liên quan ra khỏi khu đất trên.

Nhiều trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận lại tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm lập biên bản và đồng thời tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo đúng quy định của pháp luật. Sau đó sẽ thông báo cho người có tài sản đến nhận lại tài sản.

Qua bài viết trên của Đất Vàng Việt Nam, hi vọng bạn có cái nhìn rõ hơn về Cưỡng chế vi phạm đất đai để không gặp phải những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Đất Vàng Việt Nam
Nền tảng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch - Dự án - Giá đất
Big Data chính xác, phong phú, minh bạch cho nhà đầu tư và mọi đối tượng khách hàng
Hotline: 0961.85.0990     
Email: info@datvangvietnam.net