Quy trình đầu tư dự án
Kháng cáo tranh chấp đất đai sơ thẩm là một thủ tục cần thiết khi đương sự không đồng tình với các phán quyết mà phiên tòa sơ thẩm đã đưa và có yêu cầu xét xử lại bản án theo trình tự phúc thẩm. Vậy trình tự cụ thể của thủ tục này là như thế nào? Hãy cùng Đất Vàng Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Bản án sơ thẩm hay bản án dân sự sơ thẩm là văn bản tố tụng thể hiện các quyết định của tòa án về việc xét xử lần đầu của vụ án.
Bản án tranh chấp đất đai sơ thẩm là một loại văn bản riêng biệt thuộc nhóm này.
Việc kiện cáo tranh chấp đất đai là hình thức tố tụng dân sự. Do đó, hiệu lực của bản án này tuân theo bộ luật tố tụng dân sự.
Nếu như không có kháng cáo, kháng nghị thì quyết định của phiên tòa sơ thẩm sẽ là quyết định cuối cùng của bản án, bản án sơ thẩm sẽ có hiệu lực ngay sau khi thời hạn kháng cáo, kháng nghị kết thúc.
Hiện nay, có rất nhiều bản án tranh chấp đất đai nổi tiếng nhưng hoàn toàn có thể kết thúc bằng tình người, bạn có thể tham khảo qua bài viết sau: Kết thúc có hậu của những vụ tranh chấp đất đai nổi bật tại Quảng Ngãi
Kháng cáo là thủ tục được thực hiện khi đương sự không đồng ý với các phán quyết của tòa án và có yêu cầu xét xử lại bản án theo trình tự phúc thẩm.
Căn cứ Điều 271 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì đương sự có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm và yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Kháng cáo tranh chấp đất đai có nhiều công đoạn, mất nhiều thời gian, vì vậy, bạn nên nắm chắc kinh nghiệm tranh chấp đất đai để bản thân luôn giành thế chủ động trước mọi hoàn cảnh.
Xem ngay: Kinh nghiệm tranh chấp đất đai mà ai cũng nên nắm được
Như bạn đã biết nếu như không có kháng nghị, kháng cáo thì quyết định của bản án sơ thẩm sẽ ngay lập tức có hiệu lực sau khi thời hạn kháng cáo kết thúc. Vậy điều đầu tiên mà bạn cần quan tâm đến đó là thời hạn kháng cáo.
Căn cứ theo Điều 245 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì thời hạn kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
Đối với những đương sự không có mặt tại tòa thì thời hạn này sẽ là 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.
Đối với quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ thì thời hạn kháng cáo sẽ là 7 ngày kể từ ngày đương sự nhận được quyết định.
Đối với đơn kháng cáo được gửi qua đường bưu điện thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày đóng dấu trên phong bì.
Ngoài ra với những trường hợp có lý do chính đang thì thời hạn này có thể được gia hạn thêm.
Về thẩm quyền tiếp nhận đơn kháng cáo, bạn có thể nộp đơn trực tiếp tại tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án. Bạn cũng có thể nộp đơn kháng cáo này tại tòa án cấp phúc thẩm. Tuy nhiên, việc này không được ưu tiên vì sau đó tòa án sẽ lại phải gửi đơn này về tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết gây mất nhiều thời gian.
Về hồ sơ kháng cáo tranh chấp đất đai thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ tài liệu chứng cứ liên quan đến vụ việc tranh chấp đất đai và đơn kháng cáo.
Đối với đơn kháng cáo cần ghi rõ những nội dung:
- Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
- Thông tin liên hệ của người kháng cáo;
- Kháng cáo toàn bộ hoặc một phần của bản án;
- Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
Xem ngay:
Nghĩa vụ chịu án phí phúc thẩm tranh chấp đất đai được quy định như sau:
- Nếu Tòa án giữ nguyên bản án sơ thẩm: Đương sự kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm.
- Nếu Tòa án sửa hoặc hủy bản án sơ thẩm: Đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm.
Trình tự kháng cáo bản án tranh chấp đất đai sơ thẩm được quy định cụ thể như sau:
Bước 1: Người kháng cáo làm đơn kháng cáo và gửi trực tiếp tại tòa án xét xử sơ thẩm hoặc tòa án cấp phúc thẩm
Bước 2: Tòa án tiếp nhận và xử lý đơn kháng cáo tranh chấp đất đai:
- Nếu tòa án phúc thẩm tiếp nhận đơn thì đơn kháng cáo được gửi lại cho tòa sơ thẩm để thực hiện các thủ tục theo quy định.
- Tòa án cấp sơ thẩm tiếp nhận đơn kháng cáo sẽ được thêm vào sổ tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ.
Bước 3: Tòa án trả kết quả.
- Đơn kháng cáo hợp lệ: Tòa án sẽ thông báo đơn kháng cáo hợp lệ và án phí phúc thẩm;
- Đơn kháng cáo không hợp lệ: Nếu đơn kháng cáo quá hạn thì tòa án sẽ yêu cầu trình bày rõ lý do và chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng; Nếu đơn chưa đúng quy định sẽ được yêu cầu làm lại hoặc sửa đổi bổ sung;
- Đối với những trường hợp đương sự không có quyền kháng cáo, không làm lại, sửa đổi đơn theo yêu cầu của tòa án hoặc không đóng án phí phúc thẩm thì đơn kháng cáo tranh chấp đất đai sẽ bị tòa án trả lại.
Kiện tụng tranh chấp đất đai là một quá trình dài hơi và tốn rất nhiều công sức, trong đó kháng cáo tranh chấp đất đai là một thủ tục rất quan trọng trong quá trình này. Mong rằng bài viết trên đã giải đáp phần nào thắc mắc của bạn về quy trình kháng cáo tranh chấp đất đai.
Mọi thông tin cho tiết xin vui lòng liên hệ:
Đất vàng Việt Nam
Nền tảng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch - Dự án - Giá đất
Big Data chính xác, phong phú, minh bạch cho nhà đầu tư và mọi đối tượng khách hàng
Hotline: 0961.85.0990
Email: info@datvangvietnam.net