Bạn cần biết
Trong thị trường bất động sản, tranh chấp đất đai là tranh chấp phổ biến và rất phức tạp. Để giải quyết những tranh chấp như thế này thì cần nắm được kiến thức thôi là chưa đủ. Bài viết dưới đây sẽ bật mí những kinh nghiệm giải quyết tranh chấp đất đai mà bạn cần nắm vững.
Không phải cứ tranh chấp đất đai là bắt buộc phải ra UBND xã phường để hoà giải. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu thông tin và nắm rõ những loại tranh chấp như thế nào bắt buộc phải ra UBND có thẩm quyền để hoà giải sau đó khởi kiện, loại tranh chấp nào không cần hoà giải để có những phương án xử lý phù hợp.
=> Theo Quy định của Luật Đất đai 2013:
Những tranh chấp bắt buộc phải hòa giải mới được khởi kiện như những tranh chấp liên quan đến việc xác định ranh giới, mốc giới, xác định ai là người có quyền sử dụng đất,...
Những tranh chấp mà thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã không phải là điều kiện bắt buộc để có thể tiến hành khởi kiện: các tranh chấp khác mà liên quan đến quyền sử dụng đất như: chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất; tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất; tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất,…
Trong trường hợp UBND xã không thực hiện hoặc chậm tiến độ trong quá trình hòa giải nếu vượt quá 45 ngày kể từ khi bạn đệ đơn đề nghị giải quyết thì bạn có quyền khiếu nại về vấn đề này.
Xem thêm: Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai chuẩn
Thành phần tham gia phiên hoà giải tranh chấp đất đai vô cùng quan trọng. Trong trường hợp thiếu thành phần tham gia thì nên yêu cầu Chủ tịch hội đồng hoà giải rời phiên hoà giải vào hôm khác hoặc bắt buộc phải bổ sung thành phần tham gia để phiên hoà giải này đầy đủ thành viên.
Trong trường hợp buổi hoà giải tranh chấp đất đai không đủ thành phần tham gia thì đương nhiên Biên bản hoà giải sẽ không được toà án chấp nhận làm chứng cứ. Sau đó bắt buộc phải hoà giải lại khi đủ thành phần rất mất thời gian công sức, chi phí đi lại.
trong thực tế, có rất nhiều vụ án đất đai mà khi bạn tham gia trong tay không hề có tài liệu, chứng cứ xác thực gì và cũng không hề nắm được phía đối thủ bên kia hiện đang có những tài liệu nào trong tay.
Vì vậy, bạn cần tận dụng hết những thông tin, tài liệu bạn đã có và để ý từng chi tiết nhỏ trong phiên hoà giải, rất có thể những chi tiết nhỏ sẽ đem về cho bạn những thông tin cũng như chứng cứ quan trọng.
Khi giải quyết tranh chấp đất đai bằng con đường hành chính thì bạn nên lưu ý 1 vài vấn đề như sau:
Không phải trường hợp nào cũng giải quyết bằng con đường hành chính được, chỉ những tranh chấp ranh giới, mốc giới đất, tranh chấp đất đai chưa có giấy tờ về quyền sử dụng đất… thì mới thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, tỉnh.
Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của UBND huyện, tỉnh vẫn có thể sẽ bị khởi kiện ra tòa.
Thời gian giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính từ 45 ngày đến 90 ngày. Tuy nhiên, trong thực tế hiếm khi UBND có thể giải quyết xong trong thời hạn như trên, thậm chí có thể kéo dài đến vài năm, vì vậy mà bạn cần theo dõi sát sao và đốc thúc quá trình giải quyết tranh chấp.
Có thể bạn muốn xem: Mẫu đơn giải quyết tranh chấp đất đai
Nếu giải quyết tranh chấp bằng con đường Tòa án bạn cần phải nắm được các vấn đề sau:
Thời hiệu khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai;
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai;
Quan hệ pháp luật tranh chấp;
Tư cách của các đương sự trong vụ án tranh chấp đất đai;
Quy định của Luật nội dung liên quan đến tranh chấp.
Thu thập, đánh giá giá trị pháp lý của các tài liệu chứng cứ.
Thủ tục tố tụng tại Tòa án.
Kỹ năng tranh tụng tại Tòa án.
Hy vọng với bài viết trên bạn sẽ trang bị đầy đủ cho mình kinh nghiệm giải quyết tranh chấp đất đai nếu gặp phải. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
Đất Vàng Việt Nam
Nền tảng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch - Dự án - Giá đất
Big Data chính xác, phong phú, minh bạch cho nhà đầu tư và mọi đối tượng khách hàng
Hotline: 0961.85.0990
Email: info@datvangvietnam.net