Quy trình đầu tư dự án
Mua lại đất trúng đấu giá là giải pháp hữu hiệu khi bạn đấu giá hụt hoặc không kịp đấu giá để có được mức giá tốt nhất. Tuy nhiên quy trình mua bán này cũng bao gồm nhiều chi phí phát sinh. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau:
Đất đấu giá chính là khu đất có đại diện chủ sở hữu là Nhà nước, được UBND cấp Quận trở lên tổ chức bán dưới hình thức Đấu giá quyền sử dụng đất nhằm mục đích gây quỹ để nâng cấp cơ sở hạ tầng công cộng hoặc xây dựng các dự án khác tại địa phương.
Để dễ hiểu, chúng tôi sẽ lấy ví dụ chi tiết như sau:
Dự án đấu giá: Đất nền Hanaka Paris Ocean Park
Lô đất trúng đấu giá: KQ6-08
Diện tích: 200m2
Số tiền đặt cọc nhà nước: 200.000.000đ
Giá trúng đấu giá: 8.000.000đ/m2
Tổng giá trúng: 1.600.000.000đ
Số tiền cần nộp thêm: 1.400.000.000đ
Phí trước bạ: 1.600.000.000đ (Tổng giá trúng) x 0.5% = 8.000.000đ
Người trúng: Ông Hoàng Anh (Bên A)
Bên B muốn mua lại đất đấu giá mà bên A đã mua với mức giá 1.800.000.000đ
Số tiền chênh: ~200.000.000đ
Người Mua: Ông Khang (Bên B)
Khi đó, 2 bên sẽ bắt đầu trình tự mua lại đất trúng đấu giá theo đúng quy định của Nhà nước dưới đây:
Quy trình khi mua lại đất trúng đấu giá được chia thành 3 giai đoạn:
Giấy tờ cần chuẩn bị: Căn cước công dân, hợp đồng tiền cọc
Ở giai đoạn 1, người mua lại đất trúng đấu giá (bên B) cần thanh toán cho bên A thường sẽ là số tiền bên A đã cọc để đấu giá cộng với tiền chênh lệch mà bên A được hưởng.
Tuy nhiên vào từng trường hợp, số tiền cọc sẽ do đàm phán 2 bên.
=> Vì vậy, thường trong giai đoạn này, số tiền bên B cần thanh toán bao gồm: Số tiền cọc (200.000.000) + Số tiền chênh (200.000.000) = 400.000.000đ.
Các khoản phí này sẽ do người mua lại đất là bên B chuyển trực tiếp cho bên A là người trúng đấu giá. Sau khi chuyển tiền bên B sẽ ký hợp đồng đặt cọc ba bên bao gồm người trúng đấu giá, người mua lại đất trúng đấu giá, người làm chứng.
Xem thêm: Cập nhật kinh nghiệm đấu giá quyền sử dụng đất 2023
Giấy tờ cần chuẩn bị bao gồm: Căn cước công dân
Ở giai đoạn này, người mua lại đất trúng đấu giá và người trúng đấu giá sẽ tới Văn phòng công chứng để làm thủ thủ tục ủy quyền, bên A sẽ ủy quyền cho bên B thanh toán các khoản tiền bao gồm: Tiền lô đất còn lại và lệ phí trước bạ mà bên A phải đóng nếu mua lô đất trúng đấu giá. Tổng số tiền phải nộp = 1.400.000.000đ + 8.000.000đ = 1.408.000.000đ
Giấy tờ cần chuẩn bị: Căn cước công dân, sổ hộ khẩu, Xác nhận độc thân hoặc giấy chứng nhận kết hôn.
Ở giai đoạn này bên A sẽ ký hợp đồng chuyển nhượng trực tiếp với bên B. Số tiền mà bên B cần phải nộp bao gồm: Thuế thu nhập cá nhân (tùy thuộc theo thỏa thuận 2 bên), lệ phí trước bạ lần 2, phí công chứng, thuế phi nông nghiệp, ra phôi sổ mới. Tổng số tiền phải nộp = 32.000.000đ + 8.000.000đ + 900.000đ + 400.000đ + 280.000đ = 41.580.000đ.
Tổng các loại chi phí mà bên B cần chi trả bao gồm: Tiền cọc hợp đồng (Giai đoạn 1) + Tiền Ủy quyền thanh toán (GĐ2) + Lệ phí phải nộp (GĐ3)
Tổng tiền phải thanh toán của bên B = 400.000.000đ + 1.408.000.000đ + 41.580.000đ = 1.849.580.000đ
Tổng chi phí mà bên B phải trả khi mua lại đất bán đấu giá = Tổng tiền chi - Tổng giá trúng: 1849000 - 1600000 = 249.580.000đ
Có thể bạn quan tâm: Mẫu hợp đồng mua bán đất đấu giá mới nhất 2022-2023
Đây là một mức chi rất hợp lý vì mức chênh chỉ tương đương với 15,6%. Nếu để người trúng đấu giá vào hết tiền để mua thì số tiền bỏ ra có thể sẽ cao hơn rất nhiều khoảng 20-50%. Do đó nhiều người chấp nhận mua lại đất trúng đấu giá vì chi phí phải bỏ ra sẽ nhỏ hơn rất nhiều.
Hy vọng với ví dụ chi tiết vừa rồi về trình tự mua lại đất trúng đấu giá sẽ giúp bạn hình dung cụ thể và rõ ràng hơn về vấn đề trên để đưa ra những quyết định đầu tư sinh lời cao.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Đất vàng Việt Nam
Nền tảng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch - Dự án - Giá đất
Big Data chính xác, phong phú, minh bạch cho nhà đầu tư và mọi đối tượng khách hàng
Hotline: 0961.85.0990
Email: info@datvangvietnam.net