Bạn cần biết

arrowarrow

Bản đồ quy hoạch huyện Chương Mỹ, Hà Nội mới nhất 2023

Bản đồ quy hoạch huyện Chương Mỹ, Hà Nội mới nhất 2023

calendar24 tháng 8, 2023

Bản đồ quy hoạch huyện Chương Mỹ đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm của người dân cũng như giới đầu tư. Bởi, những thông tin về quy hoạch sẽ tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản tại khu vực này. Trong bài viết này, Đất Vàng Việt Nam sẽ giúp các bạn thông tin quy hoạch mới nhất của huyện Chương Mỹ.

news

Đôi nét về huyện Chương Mỹ

Vị trí địa lý

Huyện Chương Mỹ là một huyện ngoại thành thuộc thành phố Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 20km về phía Tây Nam, huyện có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp quận Hà Đông và huyện Thanh Oai với ranh giới tự nhiên là sông Đáy

  • Phía tây giáp huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

  • Phía nam giáp huyện Mỹ Đức và huyện Ứng Hòa

  • Phía bắc giáp huyện Quốc Oai.

Đơn vị hành chính

Theo bản đồ quy hoạch huyện Chương Mỹ, huyện hiện có 32 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Chúc Sơn (huyện lỵ), Xuân Mai và 30 xã: Đại Yên, Đông Phương Yên, Đông Sơn, Đồng Lạc, Đồng Phú, Hòa Chính, Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Hồng Phong, Hợp Đồng, Hữu Văn, Lam Điền, Mỹ Lương, Nam Phương Tiến, Ngọc Hòa, Phú Nam An, Phú Nghĩa, Phụng Châu, Quảng Bị, Tân Tiến, Tiên Phương, Tốt Động, Thanh Bình, Thủy Xuân Tiên, Thụy Hương, Thượng Vực, Trần Phú, Trung Hòa, Trường Yên, Văn Võ.

Xem thêm: Quy hoạch chung xây dựng TT Lương Sơn, T. Hòa Bình đến năm 2025

Bản đồ hành chính huyện Chương Mỹ
Bản đồ hành chính huyện Chương Mỹ

Về kinh tế

- Huyện Chương Mỹ đang trải qua một quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang một nền kinh tế đa dạng hơn, bao gồm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Điều này thể hiện qua sự hình thành và hoạt động của nhiều khu, cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn, như KCN Phú Nghĩa, Nam Tiến Xuân, Cụm CN Ngọc Sơn, Đồng Đế, Đồng Sen,... Các khu này đã thu hút một lượng lớn doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư, mang lại nguồn thu quan trọng cho địa phương và tạo việc làm cho hàng nghìn lao động.

- Ngoài ra, huyện cũng đang tập trung vào việc xây dựng các khu đô thị sinh thái như Lộc Ninh Singashine (Chúc Sơn) và khu đô thị Làng Thời Đại (Xuân Mai), tạo ra những môi trường sống thân thiện với thiên nhiên và thuận lợi cho cuộc sống cư dân.

- Đồng thời, các khu nghỉ dưỡng, sân golf và cơ sở vui chơi giải trí cũng đang phát triển, thu hút đông đảo khách du lịch từ khắp nơi trong cả nước. Điều này hứa hẹn một tương lai tiềm năng cho ngành du lịch của huyện Chương Mỹ, đồng thời góp phần vào sự phát triển của Hà Nội nói chung.

Xem thêm: Bản đồ quy hoạch quận Hà Đông, Hà Nội mới nhất 2023

Bản đồ quy hoạch huyện Chương Mỹ - Quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

- Tổng diện tích đất quy hoạch: khoảng 23.240,92 ha; trong đó: Đất đô thị khoảng 8.324,63 ha (chiếm 35,8% tổng đất quy hoạch), đất nông thôn khoảng 14.916,29 ha (chiếm 64,2% tổng đất

quy hoạch).

- Đất tự nhiên đô thị: khoảng 8.324,63 ha; trong đó: Đất tự nhiên thị trấn sinh thái Chúc Sơn khoảng 1.786,97 ha; đất tự nhiên đô thị vệ tinh Xuân Mai khoảng 6.537,66 ha.

- Đất tự nhiên nông thôn khoảng 14.916,29 ha, bao gồm:

  • Đất xây dựng nông thôn khoảng 4.469,21 ha (chiếm 29,96% đất tự nhiên nông thôn); trong đó: Đất xây dựng điểm dân cư nông thôn khoảng 2.811,32 ha (chỉ tiêu bình quân khoảng 125m/người), đất xây dựng nông thôn khác khoảng 1.657,90 ha.

  • Đất khác trong phạm vi nông thôn khoảng 10.447,08 ha (chiếm 70,04% đất tự nhiên nông thôn).

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Chương Mỹ
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Chương Mỹ

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

- Tổng đất quy hoạch: 23.240,92 ha. Trong đó: Đất đô thị: 8.324,63 ha (chiếm 35,8% tổng đất quy hoạch), đất nông thôn: 14.916,29 ha (chiếm 64,2% tổng đất quy hoạch).

- Đất tự nhiên đô thị: khoảng 8.324,63 ha. Trong đó: Đất tự nhiên thị trấn sinh thái Chúc Sơn khoảng 1.786,97 ha; đất tự nhiên đô thị vệ tinh Xuân Mai khoảng 6.537,66 ha.

- Đất tự nhiên nông thôn: khoảng 14.787,83 ha, bao gồm:

  • Đất xây dựng nông thôn khoảng 4.639,41 ha (chiếm 31,10% đất tự nhiên nông thôn); trong đó: Đất xây dựng điểm dân cư nông thôn khoảng 2.901,52 ha (chỉ tiêu bình quân khoảng 115m/người), đất xây dựng nông thôn khác khoảng 1.737,90 ha.

  • Đất khác trong phạm vi nông thôn: 10.276,88 ha (chiếm 68,90% đất tự nhiên nông thôn).

Bản đồ quy hoạch huyện Chương Mỹ - Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030
Bản đồ quy hoạch huyện Chương Mỹ - Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

Xem thêm: Bản đồ quy hoạch huyện Mỹ Đức, Hà Nội mới nhất 2023

Các hạng mục trong bản đồ quy hoạch huyện Chương Mỹ

Quy hoạch hạ tầng kinh tế - xã hội

Công nghiệp, làng nghề

- Xây dựng hoàn chỉnh 2 khu công nghiệp (KCN Phú Nghĩa và KCN Nam Tiến Xuân). Ưu tiên các ngành nghề sản xuất công nghiệp sạch, công nghệ cao, hỗ trợ

công nghiệp làng nghề tại địa phương.

- Phát triển 8 Cụm công nghiệp với diện tích khoảng 215 ha, gắn với các cơ sở sản xuất làng nghề tại các xã nông thôn. Từng bước di dời toàn bộ các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm trong khu vực dân cư ra các điểm cụm công nghiệp để sản xuất và xử lý môi trường. ... .

- Phát triển hệ thống làng nghề truyền thống và làng có nghề tại các xã nông thôn gắn với dịch vụ du lịch và xử lý các vấn đề môi trường.

Tổng quan KCN Phú Nghĩa
Tổng quan KCN Phú Nghĩa

Thương mại, dịch vụ

- Phát triển 01 trung tâm bán buôn cấp vùng (10ha), 01 trung tâm mua sắm cấp vùng (10ha) tại thị trấn sinh thái Chúc Sơn; 01 trung tâm thương mại (5-10 ha/trung tâm) tại đô thị Xuân Mai để phục vụ chung cho vùng Tây Nam của Thủ đô Hà Nội.

- Hình thành 03 chợ đầu mối tại Đông Phương Yên, Hữu Văn và Quảng Bị để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, làng nghề tại vùng Huyện; Quy mô khoảng 4-5ha/chợ đầu mối. 

- Hình thành hệ thống các siêu thị, các điểm chợ gắn với các khu vực dân cư để phục vụ nhu cầu dịch vụ thương mại.

- Tại các điểm có hoạt động giao thông đối ngoại lớn, đầu mối giao thông, đầu mối du lịch, bố trí tăng cường các điểm dịch vụ thương mại đặc thù phục vụ cho hành khách và hàng hóa đi qua vùng Huyện.

- Cải tạo, nâng cấp các trạm cung cấp xăng dầu hiện hữu và xây dựng mới các trạm gắn với các đầu mối giao thông, các điểm tập trung dân cư. Vị trí, quy mô các trạm phải đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế, đảm bảo cách ly an toàn đối với các khu vực dân cư.

Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

- Phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng tiến bộ khoa học, đặc biệt là công nghệ sinh học để nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm sự phụ thuộc vào thiên nhiên. Chuyển đổi sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, chất lượng cao, công nghệ cao, sạch, gắn với ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại.

- Phát triển mô hình trang trại chăn nuôi và trang trại tổng hợp. Thực hiện các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường, kiểm soát chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Từng bước chuyển đổi hình thức nuôi gia công thành doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn với công nghệ hiện đại.

- Phát triển ngành trồng trọt theo hướng đảm bảo an ninh lương thực. Đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Tiếp tục thực hiện “dồn điền, đổi thửa” tạo ra những vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn như lúa, rau an toàn, hoa, cây ăn quả,…

- Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Gắn sản xuất nông nghiệp vùng ven sông Đáy và vùng gò đồi với phát triển du lịch. Gắn kết sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến và ngành thương mại để bảo đảm khả năng tiêu thụ sản phẩm trồng trọt.

- Quy hoạch và triển khai các dự án nuôi thủy sản ở Trung Hòa, Thanh Bình, Tân Tiến, Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ.

- Duy trì diện tích rừng hiện có trong các kỳ quy hoạch; triển khai trồng cây lâm nghiệp phân tán, nhất là trên quỹ đất công.

- Lập các quy hoạch, dự án sản xuất chuyên ngành trên địa bàn toàn Huyện và vùng sản xuất các huyện phụ cận để tạo nên các sản phẩm nông nghiệp đặc thù, chất lượng cao.

- Các khu vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp cho phép xây dựng các công trình hạ tầng phụ trợ phục vụ sản xuất phù hợp dây chuyền sản xuất, được xem xét cụ thể theo từng khu vực đảm bảo cảnh quan sinh thái tự nhiên.

Quy hoạch và triển khai các dự án nuôi thủy sản
Quy hoạch và triển khai các dự án nuôi thủy sản

Xem thêm: Bản đồ quy hoạch huyện Quốc Oai, Hà Nội mới nhất 2023

Công sở, trụ sở làm việc

- Bố trí khu vực đất dự trữ cho các cơ quan hành chính còn thiếu và chưa đủ diện tích làm việc của Huyện tại thị trấn sinh thái Chúc Sơn. Khu vực này gắn với quảng trường, trung tâm văn hóa thể thao Huyện để tạo nên không gian cảnh quan và giao tiếp lớn cho nhu cầu hoạt động tập thể quy mô lớn.

- Bố trí khu vực dự trữ hành chính tại đô thị Xuân Mai (Khu vực phát triển đô thị mới) để xây dựng khu hành chính đô thị và quỹ đất xây dựng trụ sở làm việc cấp đô thị, vực của các cơ quan, đơn vị của Thành phố bố trí trên địa bàn huyện Chương Mỹ.

- Trụ sở làm việc các xã, phường được cải tạo nâng cấp từ các cơ sở hiện hữu, gắn với các quy hoạch nông thôn mới, đảm bảo theo Quy chuẩn, Tiêu chuẩn.

Hệ thống giáo dục đào tạo

- Hình thành các khu, cụm đại học tập trung tại Xuân Mai và Chúc Sơn để thu hút khoảng 110.000 sinh viên (khoảng 60.000-80.000 sinh viên tại Xuân Mai, 30.000 sinh viên tại Chúc Sơn) của các cơ sở đào tạo từ trong nội đô di dời ra bên ngoài và các cơ sở xây dựng mới.

- Phát triển các cơ sở đào tạo nghề để phục vụ đào tạo lao động trên địa bàn Huyện và vùng phụ cận tại các khu vực đô thị và Cụm đổi mới.

Xem thêm: Bản đồ quy hoạch huyện Thanh Oai, Hà Nội mới nhất 2023

Phát triển hệ thống giáo dục
Phát triển hệ thống giáo dục

 Y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng

- Phát triển hệ thống bệnh viện và công trình y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng quy mô khoảng 3.150 giường bệnh (bao gồm 2.300 giường bệnh đa khoa, đạt khoảng 40 giường/1000 dân và 850 giường bệnh chuyên khoa) với tổng diện tích đất khoảng 45 - 50 ha.

- Cải tạo và xây dựng mới 02 bệnh viện đa khoa tại Chúc Sơn và Xuân Mai phù hợp với quy hoạch ngành y tế để phục vụ chung cho nhu cầu khám chữa bệnh của Thành phố và vùng Huyện.

- Xây dựng mới 03 Bệnh viện chuyên khoa của thành phố Hà Nội (Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Lao Phổi, Bệnh viện Da Liễu) tại Chúc Sơn với quy mô 850 giường bệnh (250-300 giường/bệnh viện), diện tích đất khoảng 20 ha, bao gồm dự trữ cho phát triển các nhu cầu y tế khác.

- Phát triển các cơ sở y tế đặc thù như: Bệnh viện Quân Y 24, 02 cơ sở chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại Thụy Hương và Đại Yên; xây dựng các cơ sở điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe gắn với mạng lưới các cơ sở dịch vụ du lịch.

- Cải tạo nâng cấp các trạm y tế hiện có tại các xã, thị trấn theo chương trình nông thôn mới để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh tại địa phương. Xây dựng mới các trạm y tế cấp xã, phường gắn với các đơn vị ở xây dựng mới tại đô thị Xuân Mai và đô thị Chúc Sơn.

- Khuyến khích phát triển các bệnh viện, phòng khám tư nhân để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong Huyện.

Công trình, thiết chế văn hóa, thể thao

- Xây dựng hệ thống thiết kế văn hóa và thể thao trên cơ sở kết hợp giữa công trình hiện có và công trình xây dựng mới để phù hợp với đặc điểm văn hóa tại từng địa phương, khai thác và bảo vệ các công trình di tích văn hóa hiện hữu.

- Tại 2 khu vực đô thị phát triển mới xây dựng hệ thống công trình văn hóa hiện đại, đa chức năng kết hợp với các khu chức năng thể dục thể thao liền kề với khu trung tâm hành chính mới của Huyện và đô thị vệ tinh tạo nên tổng thể chức năng gắn kết cảnh quan đô thị và tự nhiên phục vụ chung cho toàn Huyện và các vùng phụ cận.

Du lịch

- Phát triển các tuyến du lịch làng nghề tại phía Bắc quốc lộ 6, tuyến du lịch sinh thái dọc phía Nam đường Hồ Chí Minh hiện trạng, tuyến du lịch văn hóa cộng đồng dọc tuyến sông Đáy. Xây dựng các khu cụm du lịch nghỉ dưỡng với hạ tầng đồng bộ tại khu vực Chúc Sơn, hồ Văn Sơn, hồ Đồng Sương, khu vực cảnh quan lưu vực sông Bùi. 

- Khuyến khích, huy động các nguồn lực xã hội phát triển dịch vụ du lịch tại Huyện gắn với bảo vệ và phát huy các giá trị về văn hóa lịch sử, cảnh quan sinh thái, làng nghề truyền thống hiện có trên địa bàn.

Xem thêm: Quy hoạch phân khu đô thị S4, thành phố Hà Nội đến năm 2030

Quy hoạch giao thông

Đường bộ

- Mạng lưới đường cao tốc, quốc lộ đi qua địa bàn Huyện xác định theo định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội, Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô và các quy hoạch khác đã được các cấp thẩm quyền phê duyệt, cụ thể như sau:

  • Đường Hồ Chí Minh - đường Vành đai 5: quy mô, vị trí hướng tuyến đường xây dựng mới thực hiện theo Quy hoạch chi tiết đường Hồ Chí Minh và đường Vành đai 5 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 15/02/2012 và số 561/QĐ-TTg ngày 18/4/2014.

  • Quốc lộ 6: Thực hiện theo hồ sơ chỉ giới đường đỏ đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 4940/QĐ-UBND ngày 25/10/2011 và Quyết định số 2480/QĐ-UBND ngày 09/5/2014.

  • Quốc lộ 21: xây dựng mở rộng nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp I đồng bằng (quy mô 6-8 làn xe, B nền = 70m bao gồm cả dải đất dành cho đường sắt đô thị và đường gom).

  • Đường Hà Đông - Xuân Mai: xây dựng mới, đoạn qua đô thị B = 60m (6 làn xe chính và đường gom hai bên); đoạn đi ngoài đô thị quy mô đường cấp I đồng bằng B = 33.5m (6 làn xe).

  • Đường trục kinh tế Bắc - Nam: xây dựng mới, đoạn qua đô thị B= 60m (6 làn xe chạy chính và đường gom hai bên); đoạn đi ngoài đô thị cấp I đồng bằng B= 42m (6 làn xe).

  • Đường Chúc Sơn - Hương Sơn: xây dựng mới đạt tiêu chuẩn đường cấp I đồng bằng B = 33.5m (4 - 6 làn xe).

Các tuyến đường liên huyện, liên xã:

  • Cải tạo và nâng cấp các tuyến đường liên huyện (tỉnh lộ 419, 421B, 429, Nguyễn Văn Trỗi và xây dựng mới các tuyến Tốt Động - Lam Điền, tuyến vành đai phía Đông đô thị Xuân Mai... theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng (Bn = 12m); các đoạn qua khu vực đô thị xây dựng hoàn chỉnh vỉa hè.

  • Nâng cấp một số tuyến đường liên xã nhằm tạo thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất tại khu vực nông thôn như: Nâng cấp đường huyện kết nối xã Hoàng Văn Thụ, Trung Hòa ra Quốc lộ 6; Đường Phú Nghĩa - Trường Yên; Đường Đồng Lạc - Tân Tiến (đê hữu Bùi);... đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV (Bn=9m). Các tuyến đường liên xã khác giữ nguyên hướng tuyến và chỉ nâng cấp hoàn thiện mặt đường đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV hoặc cấp V.

Hệ thống đường xã, đường giao thông nông thôn:

  • Giữ nguyên các tuyến đường hiện có, tập trung cải tạo, nâng cấp đường liên xã, liên thôn, đường làng, ngõ xóm, giao thông nội đồng, phấn đấu: 100% mặt đường được kiên cố hóa, nâng cấp tuyến đạt cấp V, VI hoặc cấp đường A giao thông nông thôn.

Hệ thống đường đô thị:

  • Xây dựng mạng lưới đường đô thị tại 2 khu vực đô thị Xuân Mai và đô thị Chúc Sơn theo quy hoạch chung đô thị vệ tinh và đô thị sinh thái được duyệt. Các tuyến đường trục chính đô thị kết nối trực tiếp với đường đối ngoại cấp Thành phố, cấp Quốc gia tạo thành các cửa ngõ chính ra, vào đô thị. Đối với đường đối ngoại đi xuyên qua đô thị sẽ xây dựng đường gom để phân tách luồng giao thông đối ngoại, đô thị.

  • Xây dựng mới 05 bến xe khách: Bến Chúc Sơn (quy mô 1,5ha); Bến Xuân Mai (quy mô 1,0ha); Bến Miếu Môn (quy mô 1,0 ha); Bến Quảng Bị (quy mô 0,5- 1,0ha); Bến Hòa Chính (quy mô 0,5-1,0ha). Vị trí cụ thể được xác định tại đồ án Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Chúc Sơn và Quy hoạch chung đô thị vệ tinh Xuân Mai được duyệt.

Xem thêm: Quy hoạch chung đô thị vệ tinh Xuân Mai, H. Chương Mỹ, TP Hà Nội

Đường sắt

- Xây dựng tuyến đường sắt đô thị kết nối đô thị trung tâm Hà Nội với đô thị vệ tinh Xuân Mai (bố trí tại dải phân cách giữa Quốc lộ 6). Đối với đoạn tuyến đi trong khu vực phát triển đô thị được bố trí đi trên cao (cầu cạn), đối với đoạn tuyến đi ngoài khu vực phát triển đô thị dự kiến đi bằng trên mặt đất.

- Phương án bố trí trắc dọc cụ thể sẽ được xác định ở giai đoạn lập dự án đầu tư trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Ga đầu cuối kết hợp khu sửa chữa, lưu giữ tàu (Depot) của tuyến đường sắt đô thị Hà Đông - Xuân Mai bố trí tại khu vực tiếp giáp Quốc lộ 6 và bến xe Xuân Mai, quy mô dự kiến khoảng 15 - 20ha.

- Xây dựng tuyến đường sắt đô thị Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây kết nối các đô thị vệ tinh chạy dọc theo hanh lang Quốc lộ 21. Trắc dọc tuyến sẽ đi trên cao để tránh giao cắt và ảnh hưởng đến giao thông đường bộ. Khu Depot bố trí tại phía Nam đô thị Xuân Mai, quy mô 15-20 ha;

- Xây dựng các ga dọc tuyến, khoảng cách giữa các ga trong đô thị trung bình 2km/ga, ngoài đô thị 4-5km/ga.

Các tuyến xe buýt công cộng

- Mạng lưới xe buýt thông thường, buýt nhanh khối lượng lớn (BRT) được tổ chức chạy trên các tuyến đường đô thị, quốc lộ, tỉnh lộ theo mạng lưới chung của Thành phố.

Đường thủy

- Xây dựng 3 bến thuyền tại Phụng Châu, Thuỵ Hương, Hòa Chính phục vụ du lịch trên tuyến sông Đáy.

Đường hàng không

- Sân bay Miếu Môn hiện có được dự trữ quỹ đất cho việc phát triển. Quy mô, tính chất cấp hạng của sân bay sẽ được thực hiện theo quy hoạch ngành và dự án riêng được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Cách tra cứu bản đồ quy hoạch huyện Chương Mỹ

Để tra cứu bản đồ quy hoạch huyện Chương Mỹ, bạn có thể đến văn phòng ủy ban quận/huyện hoặc phường/xã, cũng như đến gặp cán bộ địa chính hoặc các văn phòng đăng ký đất đai để xin thông tin bản đồ quy hoạch huyện Chương Mỹ. Tuy nhiên, trong thời đại 4.0 như hiện nay bạn đã có thể tra cứu trực tuyến những thông tin quy hoạch một cách nhanh chóng, dễ dàng tiết kiệm thời gian.

Tra cứu quy hoạch nhanh chóng dễ dàng bằng cách truy cập các trang web chính thức của chính quyền địa phương hoặc cơ quan quản lý đô thị. Một số nguồn cung cấp uy tín và chất lượng như: quyhoach.hanoi.vn, chuongmy.hanoi.gov.vn, moc.gov.vn,… và trang web datvangvietnam.net.

Giới thiệu về Đất Vàng Việt Nam

Đất Vàng Việt Nam là một nền tảng tra cứu dữ liệu liên thông về Quy hoạch - Dự án - Giá đất cung cấp thông tin bản đồ chuyên sâu. Khác với các sản phẩm trên thị trường, Đất Vàng Việt Nam sở hữu kho dữ liệu Big Data vô cùng lớn, cùng những công nghệ hiện đại như bản đồ 3D, công nghệ VR360 giúp việc tra cứu trở nên đơn giản dễ dàng hơn.

Đất Vàng Việt Nam - Ứng dụng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch - Dự án - Giá đất
Đất Vàng Việt Nam - Ứng dụng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch - Dự án - Giá đất

Tính năng vượt trội

Đất Vàng Việt Nam cho phép người dùng tra cứu các thông tin về quy hoạch như bản đồ quy hoạch huyện Chương Mỹ một cách nhanh chóng, chính xác với những tính năng nổi bật như

  • Cho phép người dùng tra cứu các thông tin liên quan đến quy hoạch huyện Chương Mỹ

  • Cho phép người dùng đăng tin mua bán bất động sản và tìm mua bất động sản phù hợp với nhu cầu

  • Hỗ trợ các tính năng về thước đo, diện tích, bán kính và độ khoanh vùng của khu vực trên bản đồ quy hoạch trực tuyến.

  • Tìm kiếm, tra cứu thông tin về các dự án bất động sản theo khu vực, theo tên, tình trạng của dự án, hình ảnh VR360 (nếu có)…

  • Xem bản đồ 3D, các lớp bản đồ nền khác nhau thuộc khu vực bạn quan tâm

Trên đây là những thông tin chi tiết về bản đồ quy hoạch huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Đừng quên theo dõi Đất Vàng Việt Nam để được cập nhật những thông tin mới nhất về quy hoạch, tin dự án, giá đất và thị trường bất động sản nhé!