Bạn cần biết
Bản đồ quy hoạch huyện Gia Lâm thể hiện đầy đủ các trọng điểm chính về định hướng phát triển địa phương, trong đó có mục tiêu lên quận trước năm 2030 của Gia Lâm.
Huyện Gia Lâm là một huyện ngoại thành nằm phía Đông thủ đô Hà Nội, diện tích tự nhiên 108,44 km2, dân số năm 2018 là 277,600 người. Gia Lâm có rất nhiều làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện phục vụ phát triển kinh tế.
Theo lộ trình phát triển thủ đô đến năm 2030, sẽ có 5 huyện lên quận, bao gồm: Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì và Đan Phượng. Trong đó, chủ trương đưa bản đồ quy hoạch huyện Gia Lâm và Đông Anh lên quận sẽ được trình Chính phủ và thường vụ Quốc hội vào cuối năm 2023.
Huyện Gia Lâm nằm ở phía đông của thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 12 km, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh và huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Phía tây giáp quận Long Biên, quận Hoàng Mai và huyện Đông Anh
Phía nam giáp huyện Thanh Trì và huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
Phía bắc giáp thành phố Từ Sơn và huyện Tiên Du thuộc tỉnh Bắc Ninh
Về mặt địa lý, huyện Gia Lâm được phân ra làm ba khu vực, ngăn cách bởi dòng sông Đuống, bao gồm:
Cụm Bắc Đuống: thị trấn Yên Viên và 7 xã: Yên Viên (xã), Yên Thường, Dương Hà, Ninh Hiệp, Đình Xuyên, Phù Đổng, Trung Mầu.
Cụm Nam Đuống: thị trấn Trâu Quỳ và 7 xã: Cổ Bi, Đặng Xá, Dương Xá, Phú Thị, Dương Quang, Kim Sơn, Lệ Chi.
Cụm Sông Hồng: 6 xã: Đông Dư, Bát Tràng, Kim Lan, Văn Đức, Đa Tốn, Kiêu Kỵ.
Huyện Gia Lâm cũng có nhiều con sông chảy qua: Sông Hồng, sông Đuống (sông Thiên Đức) và sông Cầu Bây, sông Bắc Hưng Hải.
Sông Hồng (làm ranh giới tiếp giáp với quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì).
Xem thêm: Bản đồ quy hoạch quận Long Biên, Hà Nội mới nhất 2023
Huyện Gia Lâm có 22 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Trâu Quỳ (huyện lỵ), Yên Viên và 20 xã: Cổ Bi, Đặng Xá, Dương Xá, Phú Thị, Dương Quang, Kim Sơn, Lệ Chi, Đông Dư, Bát Tràng, Kim Lan, Văn Đức, Đa Tốn, Kiêu Kỵ, Yên Thường, Yên Viên, Dương Hà, Ninh Hiệp, Đình Xuyên, Phù Đổng, Trung Mầu.
Huyện Gia Lâm là nơi phát tích những danh thần của tộc Việt như: Chử Đồng Tử, Thánh Gióng - hai vị trong Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam:
Chử Đồng Tử, vị thánh phát tích từ Văn Đức, huyện Gia Lâm
Thánh Gióng, vị thánh phát tích từ Phù Đổng, huyện Gia Lâm
Ngoài ra, huyện còn là nơi xuất phát của rất nhiều danh nhân:
Nguyên phi Ỷ Lan
Công chúa Lê Ngọc Hân
Lý Thường Kiệt
Đặng Thị Huệ, mẹ của chúa Trịnh Cán
Quân sư, nhà thơ Cao Bá Quát
Giáp Hải (Giáp Trừng)
Đặng Phúc Thông
Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn
Trạng nguyên Đặng Công Chất
….
Các di sản văn hóa phi vật thể như: Lễ hội Gióng đền Phù Đổng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại 2010
Xem thêm: Bản đồ quy hoạch huyện Thanh Trì, Hà Nội mới nhất 2023
Năm 2021 nghề vàng, bạc, quỳ ở làng nghề truyền thống thôn Kiêu Kỵ, thuộc xã Kiêu Kỵ cũng được Bộ văn hóa thể thao và du lịch tôn vinh là di sản văn hóa phi vật quốc gia
Lễ hội đền (chùa) Bà Tấm hay lễ hội đền Ỷ Lan ở xã Dương Xá.
Lễ hội Sủi trong khuôn viên chùa Sủi (Đại Dương Sùng Phúc Tự) ở xã Phú Thị.
Lễ hội làng Kiêu Kỵ trong khuôn viên cụm di tích đình chùa nghè thôn Kiêu Kỵ, xã Kiêu Kỵ.
Cùng với các di sản văn hóa vật thể, di tích đồ sộ, bao gồm cả những di sản cấp quốc gia:
Hàng loạt đình làng nổi tiếng như đình làng Sủi, đình Bát Tràng, đình Đông Dư Thượng, Đông Dư Hạ, đình Kim Sơn, đình Gióng Mốt, đình Chử Xá, đình Ngọc Động, đình thôn Vàng…..
Rất nhiều đền, chùa, cụm di tích khác như: Đền Gióng (đền Phù Đổng), đền Trung Mầu, Nghè Kim Sơn, đền Thịnh Liên, chùa Bà Tấm, chùa Đào Xuyên (Thánh Ân Tự), cụm di tích đình, nghè Sen Hồ xã Lệ Chi, chùa Cự Đà (Cự Đà Tự), chùa Linh Quy (Hoa Nghiêm Tự)...
Huyện cũng có một hệ thống làng nghề truyền thống đa dạng và lâu đời.
Theo hiện trạng và bản đồ quy hoạch huyện Gia Lâm, có thể thấy cơ sở hạ tầng huyện đã tăng trưởng vượt bậc trong những năm gần đây và sẽ tiếp tục có những thay đổi mạnh mẽ trong thời gian tới.
Về giao thông, huyện đã và đang có những tuyến giao thông liên tỉnh kết nối với trung tâm nội thành quan trọng như:
Các tuyến quốc lộ: QL 1 mới, QL 1 cũ, QL 3, QL 5, QL 17 (trước là tỉnh lộ 181)
Các tuyến đường huyết mạch mới: Đường vành đai 3, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, cao tốc Hà Nội - Bắc Giang….
Các tuyến đường sắt: Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng…
Các tuyến xe bus nội thành và liên tỉnh: E01, E02, E03, 11, 59, 100, 158…
Các khu đô thị mới và hiện đại cũng dần thành hình, góp phần thay đổi diện mạo của huyện đáng kể:
Khu đô thị Vinhomes Ocean Park Gia Lâm thuộc tổ hợp đại đô thị Ocean City do Vingroup làm chủ đầu tư.
Dự án Gia Lâm Central Metropolitan của Công ty CP Đầu tư và Phát triển Xây dựng 1.
Khu đô thị Đặng Xá với đầy đủ các kiến trúc, hệ thống cơ sở đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Khu đô thị mới Trâu Quỳ (East Center)
Khu đô thị mới Vinhomes Lagoon Đa Tốn, Kiêu Kỵ
Dự án Hoa Viên Villas
Bản đồ quy hoạch huyện Gia Lâm mới nhất hiện nay đang được đặt mục tiêu chính cho chủ trương lên Quận đạt đủ các tiêu chí cơ bản, cùng với đó là đẩy mạnh hoàn thiện cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ phát triển kinh tế quận.
Bản đồ quy hoạch huyện Gia Lâm nằm trên 1 phần các bản đồ quy hoạch của các phân khu đô thị gồm N9, N10, N11, GN và R6. Định hướng tới năm 2030 của huyện chính là sử dụng đất theo khu chức năng.
Xem thêm: Quy hoạch phân khu đô thị N10, thành phố Hà Nội đến năm 2030
Định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh theo quy hoạch vùng sản xuất, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ. Quy hoạch với tổng diện tích khoảng 2.163,10 ha (trong đó khu vực chuyên trồng lúa nước là 935,56 ha), chiếm 18,54% diện tích tự nhiên của huyện.
Theo bản đồ quy hoạch huyện Gia Lâm đến năm 2030, huyện sẽ tập trung củng cố, duy trì và thu hút các doanh nghiệp đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, phấn đấu đến năm 2030 công nghiệp công nghệ thông tin trở thành một ngành kinh tế có nhiều đóng góp vào tăng trưởng chung của huyện. Trên cơ sở đó, xác định được những khu vực phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện với tổng diện tích 214,05 ha, chiếm 5,53% diện tích đất tự nhiên của huyện.
Theo quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội được duyệt, huyện Gia Lâm là khu vực đô thị trung tâm, tiếp giáp với các quận nội thành: Long Biên, Hoàng Mai của Thủ đô Hà Nội và khu đô thị Ecopark của tỉnh Hưng Yên. Các quy hoạch phân khu đô thị N9, N10, N11 và GN trên địa bàn đã phê duyệt, 20/20 đồ án quy hoạch xã nông thôn mới đã được duyệt, hiện đang được điều chỉnh cho phù hợp với quá trình đô thị hoá.
Các tuyến đường hạ tầng khung trên địa bàn đang được triển khai thực hiện tích cực.
Xem thêm: Bản đồ quy hoạch quận Hoàng Mai, Hà Nội mới nhất 2023
Đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, triển khai đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng chợ và chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ, tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động của các chợ, siêu thị.
Khuyến khích phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ vận tải, ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, khoa học - công nghệ, y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa, thông tin liên lạc, thể thao, dịch vụ việc làm và an sinh xã hội và các dịch vụ khác phục vụ phát triển sản xuất và đời sống dân sinh.
Trên cơ sở đó xác định các khu vực phát triển theo hình thức kinh doanh thương mại - dịch vụ của huyện trên bản đồ quy hoạch huyện Gia Lâm, với tổng diện tích hơn 469,13 ha, chiếm 4,02% diện tích đất tự nhiên.
Theo bản đồ quy hoạch huyên Gia Lâm 2030, quy hoạch giao thông và quy hoạch sử dụng đất sẽ liên quan mật thiết đến nhau, đặc biệt trong khâu Giải phóng mặt bằng (GPMB) để đầu tư cơ sở hạ tầng. Qua đó:
Đẩy mạnh phát triển các tuyến đường hạ tầng khung:
Tuyến Đông Dư - Dương Xá
Tuyến Yên Viên - Đình Xuyên - Phù Đổng
Quy hoạch xây dựng đường vành đai 4, GPMB và xây dựng hạ tầng xung quanh tuyến đường.
Các tuyến đường sắt:
Ga Yên Viên và khu kho bãi hiện đang có sẵn sẽ được nâng cấp và mở rộng thành ga đầu mối phía Bắc. Từ đây sẽ có các hướng đi đến Kép – Hạ Long, Lạng Sơn, Lào Cai – Côn Minh và Thái Nguyên.
Cải tạo, chỉnh trang và nâng cấp các tuyến đường sắt: Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng
Dự án xây dựng tuyến đường sắt Yên Viên - Cái Lân
Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi
Xem thêm: Quy hoạch phân khu đô thị N9
Bản đồ quy hoạch huyện Gia Lâm nằm chủ yếu trên 3 phân khu đô thị N9, N11 và GN.
Xem chi tiết: Quy hoạch phân khu đô thị N11, thành phố Hà Nội đến năm 2030
Trên đây là toàn bộ thông tin về bản đồ quy hoạch huyện Gia Lâm mới nhất được tổng hợp bởi Đất Vàng Việt Nam. Để tra cứu thông tin quy hoạch huyên Gia Lâm, bạn hãy truy cập ngay ứng dụng Đất Vàng Việt Nam với các chức năng hiển thị khu đất, đo đạc khoảng cách, diện tích bản đồ quy hoạch tốt nhất tại Việt Nam.