Bạn cần biết

arrowarrow

Bản đồ quy hoạch quận Hoàn Kiếm mới nhất, chi tiết nhất 2023

Bản đồ quy hoạch quận Hoàn Kiếm mới nhất, chi tiết nhất 2023

calendar14 tháng 8, 2023

Bản đồ quy hoạch quận Hoàn Kiếm mới nhất bao gồm đầy đủ thông tin về địa giới hành chính, các vị trí tiếp giáp, quy hoạch và địa hình của quận. Giúp những ai muốn mua đất hoặc xem đất trong khu vực quận Hoàn Kiếm dễ dàng biết được thông tin về khu đất mình đang quan tâm. Cùng Đất Vàng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

news

Thông tin chung về quận Hoàn Kiếm

1. Vị trí địa lý

Tiếp giáp địa lý: Quận Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm của thủ đô Hà Nội, bao trọn quanh hồ Hoàn Kiếm, có vị trí địa lý tiếp giáp:

  • Phía Đông: giáp quận Long Biên bởi ranh giới là sông Hồng.

  • Phía Tây: giáp các quận Ba Đình và Đống Đa bởi ranh giới là các phố Lý Nam Đế, Trần Phú, đường tàu, Nguyễn Thái Học, Lê Duẩn

  • Phía Bắc và Tây Bắc: giáp quận Ba Đình bởi ranh giới là các phố Hàng Đậu và Phan Đình Phùng

  • Phía Nam: giáp quận Hai Bà Trưng bởi ranh giới là các phố Trần Hưng Đạo, Hàn Thuyên, Lê Văn Hưu, Nguyễn Du

2. Đơn vị hành chính của quận Hoàn Kiếm

Bản đồ hành chính Quận Hoàn Kiếm
Bản đồ hành chính Quận Hoàn Kiếm

Về đơn vị hành chính, tính đến năm 2021, Quận Hoàn Kiếm có 18 đơn vị hành chính, gồm 18 phường: Chương Dương, Cửa Đông, Cửa Nam, Đồng Xuân, Hàng Bạc, Hàng Bài, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Gai, Hàng Mã, Hàng Trống, Lý Thái Tổ, Phan Chu Trinh, Phúc Tân, Trần Hưng Đạo, Tràng Tiền.

3. Diện tích và dân số:

  • Tổng diện tích đất tự nhiên của Quận Hoàn Kiếm là 5,29 km² (diện tích nhỏ nhất tại thành phố Hà Nội). Trong đó 4,53 km2 đất dân cư còn lại là diện tích mặt nước và sông Hồng), chia thành thành 04 khu vực, gồm: khu phố cổ, khu vực Hồ Gươm và vùng phụ cận, khu phố cũ, khu vực ngoài đê sông Hồng.

  • Dân số năm 2019 khoảng 135.618 người. Mật độ dân số đạt 33.662 người/km².

Bản đồ Quy hoạch Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đến năm 2030

1. Quy hoạch sử dụng đất đô thị quận Hoàn Kiếm

Bản đồ quy hoạch Sử dụng đất Quận Hoàn Kiếm
Bản đồ quy hoạch Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Xem thêm: Quy hoạch phân khu đô thị H1-1A quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Theo bản đồ quy hoạch quận Hoàn Kiếm, đây là quận trung tâm chính trị, văn hóa. Do đó, nội dung quy hoạch phát triển quận Hoàn Kiếm chia thành 4 khu: Khu phố cổ, Khu phố cũ, khu hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, khu vực ngoài đến sông Hồng.

Dưới đây là các giải pháp cụ thể theo Quyết định số 96/2000/QĐ-UB Về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội tỷ lệ 1/2000 (QH sử dụng đất và Quy hoạch Giao thông):

1.1. Đất cho khu công nghiệp, kho tàng, bến bãi:

  • Tổ chức di chuyển các xí nghiệp, cơ sở sản xuất không đảm bảo vệ sinh môi trường và sản xuất kém hiệu quả để chuyển sang xây dựng các công trình hạ tầng xã hội, chủ yếu là xây dựng trường học, nhà trẻ,mẫu giáo, cây xanh, khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao.

  • Một số cơ sở sản xuất công nghiệp nhẹ, không độc hại như Xí nghiệp In Báo Nhân dân, Công ty in Thống Nhất, Công ty chế tạo thiết bị đo điện và một số cơ sở sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp khác được giữ lại nhưng cần cải tạo để phù hợp với kiến trúc quy hoạch được phê duyệt và đảm bảo vệ sinh môi trường.

1.2. Đất Cơ quan Ngoại giao đoàn

Trụ sở cơ quan, nhà làm việc tại các vị trí hiện có được phép giữ nguyên nhưng cần cải tạo, chỉnh trang để khai thác quỹ đất có hiệu quả, công trình hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc. Những công trình ít giá trị về mặt kiến trúc hoặc đã xuống cấp được phép cải tạo xây dựng mới theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.

1.3. Đất trường đại học và trường chuyên nghiệp

Các trường đại học và trường chuyên nghiệp hiện có trong quận được giữ nguyên và cải tạo, chỉnh trang theo quy hoạch. Trường Đại học Tổng hợp và trường Đại học Dược cần khôi phục, tôn tạo các công trình kiến trúc có giá trị, không được sử dụng với mục đích khác giáo dục đào tạo.

1.4. Đất công trình thể thao, văn hoá

  • Cải tạo, xây dựng lại trung tâm văn hoá Quận ở phố Nhà Chung cho phù hợp quy mô và tính chất công trình.

  • Khu trung tâm thể dục thể thao Long Biên tổ chức giải tỏa, thu hồi phần đất bị lấn chiếm để cải tạo, xây dựng thành Trung Tâm thể dục thể thao của quận.

  • Chỉnh trang, tôn tạo các Bảo tàng, Thư viện,các rạp hát, rạp chiếu phim hiện có trên địa bàn huyện theo quy hoạch.

1.5. Đất công viên, cây xanh

Hồ Gươm, khu vực trung tâm quận Hoàn Kiếm
Hồ Gươm, khu vực trung tâm quận Hoàn Kiếm
  • Giữ gìn, tôn tạo khu vực tượng đài Vua Lê để gắn kết, hoà nhập với cảnh quan quanh khu vực Hồ Gươm.

  • Phát triển khu cây xanh tập trung ở khu vực hành lang bảo vệ cầu, hành lang bảo vệ đê, dải đất giữa sông Hồng và tuyến đường dạo dọc sông.

  • Tổ chức trồng cây xanh sau khu vực Nhà Hát lớn Thành phố, dọc theo tuyến đê và dưới hành lang bảo vệ tuyến điện cao thế.

  • Tổ chức trồng cây xanh bổ sung dọc theo các đường phố.

  • Cây xanh trong các công trình và cụm công trình phải được chú ý khi cải tạo hoặc xây dựng mới.

  • Diện tích đất dành cho cây xanh, công viên phải đạt được 29,91 ha với chỉ tiêu bình quân 2,3m2/người.

Xem thêm: Quy hoạch thành phố Hà Nội đến năm 2030

1.6. Đất trường học, nhà trẻ, mẫu giáo

Chủ trương xây dựng một số trường học, nhà trẻ,mẫu giáo tại các xí nghiệp cơ sở sản xuất phải di chuyển để đạt chỉ tiêu tối thiểu 6m2/học sinh.

1.7. Hệ thống dịch vụ công cộng

Hệ thống mạng lưới chợ:

  • Chợ Đồng Xuân - Bắc Qua là chợ đầu mối.

  • Chợ Hàng Da, chợ Hàng Bè.

  • Chợ Cửa Nam, chủ yếu là thực phẩm và công nghệ phẩm.

Ngoài ra còn có hệ thống thương mại quy mô nhỏ,dịch vụ công cộng dọc các trục phố: Hàng Ngang, Hàng Đào, Lương Văn Can, Hàng Bông, Phố Huế, Hàng Bài....

  • Các chợ 19/12, ngõ Tức Mạc chỉ khai thác quá độ, sau năm 2005 sẽ di chuyển.

1.8. Mạng lưới y tế

Giữ nguyên mạng lưới công trình y tế: các bệnh viện, nhà hộ sinh hiện có trong địa bàn quận, cho phép phát triển thêm các phòng khám chữa bệnh tư nhân, chăm sóc sức khoẻ nhưng phải đảm bảo vệ sinh môi trường sống.

1.9. Đất ở

  • Khu phố cổ: Định hướng phát triển quy hoạch bảo vệ, tôn tạo và phát triển khu phố cổ, trong đó mật độ xây dựng từ 65-70%, số tầng cho phép từ 2-3 tầng.

  • Khu vực Hồ Gươm và vùng phụ cận: Tuân theo phê duyệt quy hoạch chi tiết, điều lệ quản lý xây dựng và các quy định trong Phê duyệt QH chi tiết quận Hoàn Kiếm, tỷ lệ 1/2000.

  • Khu phố cũ: Được xây, cải tạo công trình theo các quy định của QH chi tiết quận Hoàn Kiếm tỷ lệ 1/2000 được phê duyệt. Mật độ xây dựng 50-60%. Các phường Trần Hưng Đạo, Hàng Bài, Phan Chu Trinh cần cải tạo và nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về giá trị kiến trúc để có giải pháp cụ thể.

  • Khu vực ngoài đê sông Hồng: Được xây dựng, cải tạo các công trình theo các chỉ tiêu SDĐ của QH chi tiết quận Hoàn Kiếm tỷ lệ 1/2000. Đồng thời cần giải tỏa các công trình vi phạm thuộc địa bàn phường Phúc Tân và Chương Dương.

  • Các khu nhà đã xuống cấp: cần nhanh chóng cải tạo, xây dựng lại để đảm bảo an toàn, giải tỏa các khu vực lấn chiếm để trả lại mặt bằng theo quy hoạch.

  • Đất ở các khu còn lại: Bao gồm các địa bàn thuộc phường Cửa Nam, phố Lý Nam Đế. Mật độ xây dựng 50-60%. Tầng cao trung bình 2,5-3 tầng.

    Xem thêm: Quy hoạch phân khu đô thị H1-1B, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

1.10. Đất các công trình di tích lịch sử văn hoá.

  • Giữ gìn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá.

  • Thu hồi những diện tích đất đã bị lấn chiếm trong phạm vi bảo vệ các công trình di tích lịch sử, văn hoá đã được xếp hạng.

  • Xác định giá trị các công trình tôn giáo, di tích để có kế hoạch công nhận và bảo vệ, giữ gìn.

  • Đối với các công trình tôn giáo, di tích trên địa bàn quận Hoàn Kiếm thì khu vực bảo vệ là khu vực I theo quy định của pháp luật.

  • Các công trình tôn giáo, di tích được bảo tồn,tôn tạo để giữ nguyên kiến trúc đặc thù vốn có của công trình. Việc cải tạo chỉnh trang phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.

1.11. Đất an ninh quốc phòng

  • Một số khu nhà ở của cán bộ, chiến sỹ quân đội nằm ở phố Lý Nam Đế và phố Phạm Ngũ Lão chuyển sang chịu sự quản lý chung của Quận và Thành phố.

  • Phần còn lại nằm ở các tuyến phố Trần Quang Khải và Phạm Ngũ Lão chịu sự quản lý của Bộ Quốc phòng: Quân khu Thủ đô, Bộ Chỉ Huy quân sự Thành phố thực hiện theo quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng đất an ninh quốc phòng.

2. Quy hoạch phát triển hệ thống giao thông Quận Hoàn Kiếm

Bản đồ giao thông quận Hoàn Kiếm
Bản đồ giao thông quận Hoàn Kiếm

Quy hoạch phát triển giao thông được thể hiện trên bản đồ quy hoạch quận Hoàn Kiếm với thông tin cụ thể:

2.1. Quy hoạch giao thông đối ngoại:

  • Đường thủy: Dự kiến xây dựng 1 cảng đường thủy trên địa bàn do phía Đông của quận Hoàn Kiếm tiếp giáp với sông Hồng.

  • Đường sắt: Ở phía Tây Bắc có tuyến đường sắt quốc gia đi qua địa bàn quận về phía ga Hà Nội

2.2. Quy hoạch các tuyến đường cấp đô thị

2.2.1. Mạng lưới đường: 

  • Giữ nguyên mạng lưới đường trên cơ sở mặt cắt và chỉ giới xây dựng hiện có các đường trong khu phố cổ. Từng bước xây dựng một số đường phố để dành riêng cho khách đi bộ.

  • Mở rộng thêm tuyến phố Trần Quang Khải – Trần Nhật Duật -Trần Khánh Dư. 

  • Mở rộng phố Lê Duẩn từ đầu của tuyến Trần Hưng Đạo tới ngã tư Nguyễn Thượng Hiền.

  • Cải tạo nút giao thông ở đầu cầu Chương Dương. 

  • Với khu vực phía ngoài đê của sông Hồng , dự kiến sẽ mở thêm các tuyến Nguyễn Thị Chiên – La Văn Cầu – Bạch Đằng – Cầu Đất.

2.2.2. Bãi đỗ xe và các công trình phục vụ giao thông

  • Xây dựng một số bãi đỗ xe nổi, ngầm hoặc cao tầng tại các vị trí thích hợp được xác định theo quy hoạch. Chú trọng khai thác các khu đất dọc hành lang bảo vệ đê, các ga ra ngầm dưới các vườn hoa.

  • Các bãi đỗ xe kết hợp với các công trình xây dựng cao tầng

- Tại trung tâm thương mại: Chợ Cửa Nam, Hiệu Sách Hà Nội phố Tràng Tiền, Khách sạn Tháp Hà Nội, Chợ Đồng Xuân.... với quy mô xây dựng khoảng 200 xe/công trình.

- Tổng diện tích giao thông tĩnh đạt được khoảng 33.200m2, đạt chỉ tiêu là 0,25m2/người.

Xem thêm: Quy hoạch phân khu đô thị H1-1C, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Cách tra cứu thông tin chi tiết Bản đồ Quy hoạch quận Hoàn Kiếm trực tuyến

Ngoài những cách thông thường là lên Văn phòng đăng ký đất đai hoặc đến UBND các quận/huyện thuộc địa bàn nộp hồ sơ xin trích lục đất đai, thì hiện nay bạn đã có thể truy cập các website/ứng dụng trực tuyến để tìm hiểu thông tin Quy hoạch một cách dễ dàng.

Có một nhược điểm nhỏ là các Phần mềm hiện nay còn tương đối sơ khai, chưa thể hiện được một cách chi tiết và thực sự đầy đủ như mong muốn của đa số người dùng, hầu hết chỉ dừng ở các mức phường, xã hoặc quy hoạch chi tiết của một số đô thị cụ thể.

Ngoài ra, bạn cũng cần có những kiến thức nhất định về các ký hiệu và cách đọc bản đồ quy hoạch để xem thông tin Quy hoạch một cách chính xác.

Để tra cứu thông tin chi tiết Bản đồ quy hoạch quận Hoàn Kiếm, bạn có thể truy cập một số website như: quyhoach.hanoi.vn, qhkhsdd.hanoi.gov.vn, moc.gov.vn… và trang web datvangvietnam.net.

Giới thiệu chung về Đất Vàng Việt Nam

Đất Vàng Việt Nam là đơn vị cung cấp thông tin bản đồ chuyên sâu. Khác với các sản phẩm trên thị trường, datvangvietnam.net không chỉ cung cấp thông tin bản đồ địa chính, các hình ảnh, mà còn bao gồm các dữ liệu Quy hoạch, tích hợp Hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS (hệ thống thông tin địa lý), các thông tin về giá đất, dự án, dữ liệu VR360 nhằm đưa tới người dùng thông tin trực quan và chính xác nhất.

Tính năng của datvangvietnam.net:

  • Cho phép người dùng tra cứu các thông tin liên quan đến quy hoạch như bản đồ quy hoạch quận Hoàn Kiếm.

  • Có thể tìm kiếm các tin đăng về giá đất, tin mua bán bất động sản trong khu vực.

  • Hỗ trợ các tính năng về thước đo, diện tích, bán kính và độ khoanh vùng của khu vực.

  • Các dự án bất động sản trong khu vực, tình trạng các dự án.

  • Xem bản đồ 3D, các lớp bản đồ nền khác nhau thuộc khu vực bạn quan tâm.

Những nhà đầu tư và người có nhu cầu thực về bất động sản hiện nay đang ngày càng chú trọng hơn về các vấn đề liên quan đến quy hoạch, vì vậy, đối với những người quan tâm đến đất đai và buôn bán ở các quận thuộc Hà Nội nói chung và quận Hoàn Kiếm nói riêng thì việc xem được bản đồ quy hoạch quận Hoàn Kiếm và các quận khác là rất quan trọng. Mong bài viết đã đem lại được các thông tin hữu ích đến bạn.