Tin tức quy hoạch

arrowarrow

Quy hoạch phân khu đô thị H1-1A khu phố cổ thành phố Hà Nội, tỷ lệ 1/2000

Quy hoạch phân khu đô thị H1-1A khu phố cổ thành phố Hà Nội, tỷ lệ 1/2000

calendar3 tháng 8, 2023

Ngày 19/03/2021 UBND thành phố Hà Nội ra Quyết định số 1361/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị H1-1A, tỷ lệ 1/2.000, mời các bạn theo dõi ở bài viết phía dưới:

news

Phạm vi quy hoạch phân khu đô thị H1-1A

- Thuộc địa giới hành chính 10 phường của quận Hoàn Kiếm, bao gồm các phường: Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Mã, Cửa Đông, Lý Thái Tổ, Đồng Xuân, Hàng Gai và Hàng Đào. Có phạm vi cụ thể như sau:

  • Phía Bắc là phố Hàng Đậu

  • Phía Tây là phố Phùng Hưng

  • Phía Nam là các phố: Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng

  • Phía Đông là các đường: Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật

    Tham khảo: Bản đồ quy hoạch Quận Hoàn Kiếm

Bản đồ địa giới hành chính phân khu đô thị H1-1A
Bản đồ địa giới hành chính phân khu đô thị H1-1A

Xem thêm: Quy hoạch phân khu đô thị H2-3, thành phố Hà Nội đến năm 2030

Quy mô

- Quy mô diện tích khu đất nghiên cứu lập quy hoạch: khoảng 80,93ha. Trong đó:

  • Đất công trình công cộng: 4,94ha

  • Đất cây xanh, vườn hoa, TDTT, mặt nước: 0,10ha

  • Đất trường học: 1,89ha

  • Đất nhóm nhà ở: 49,55ha

  • Đất đường giao thông, bãi đỗ xe: 21,12ha

  • Đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo: 0,81ha

  • Đất công trình di tích, tôn giáo, tín ngưỡng: 1,65ha

  • Đất công nghiệp, kho tàng: 0,17ha

  • Đất công trình hạ tầng kỹ thuật: 0,12ha

  • Đất giao thông đối ngoại: 0,28ha

  • Đất dự án: 0,30ha

- Dân số trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch phân khu khoảng: 45.314 người. Trong đó:

  • Nam: 21.569 người

  • Nữ: 23.745 người

Sơ đồ tuyến phố nghề và phố chuyên doanh
Sơ đồ tuyến phố nghề và phố chuyên doanh

Có thể bạn quan tâm: Quy hoạch phân khu đô thị H1-1B

Mục tiêu quy hoạch phân khu đô thị H1-1A

Mục tiêu chung

- Quy hoạch phân khu đô thị hướng tới mục tiêu Bảo tồn và Phát triển đô thị khu phố Cổ bền vững; gìn giữ những giá trị cốt lõi của đô thị di sản và nâng cao điều kiện sống của người dân trong khu vực bảo tồn; thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch.

Mục tiêu cụ thể

- Tổng không gian ở tính theo đầu người sẽ tăng từ con số trung bình là 10,6m2/người  lên tối thiểu là 12m2/người  vào năm 2030 và khoảng 13m2/người vào năm 2050.

- Cơ sở dân số đa dạng của KPC sẽ được duy trì và củng cố về mặt nhóm tuổi, thể loại và quy mô hộ gia đình, v.v...

- Khu phố cổ là di sản phố thị duy nhất hình thành và phát triển qua các thời kỳ, có giá trị đồng bộ về văn hóa - kinh tế - xã hội và cấu trúc dân cư. Giá trị Khu phố cổ bao hàm giá trị vật thể và phi vật thể.  Mục tiêu quy hoạch là xác định các giá trị cốt lõi, thông qua công cụ quy hoạch để hỗ trợ công tác bảo tồn, đảm bảo tính hiệu quả, khả thi. 

- Tạo điều kiện để hỗ trợ duy trì mô hình hỗn hợp các chức năng thương mại, khu dân cư, xã hội, văn hóa, hành chính, kinh doanh dịch vụ và củng cố hoạt động của các ngành thủ công truyền thống. Cần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các giá trị kinh tế này với phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn truyền thống.

- Cơ sở hạ tầng hiện thời sẽ được nâng cấp trên cơ sở định hướng Quy hoạch chung, các dự án nâng cấp hạ tầng liên quan đến khu vực. Các biện pháp kiểm soát giảm dân số cần phải được thực hiện theo mục tiêu 1, giảm dần áp lực đối với hệ thống cơ sở hạ tầng của khu vực. 

Phối cảnh tổng thể quy hoạch phân khu đô thị H1-1A
Phối cảnh tổng thể quy hoạch phân khu đô thị H1-1A

Xem thêm: Quy hoạch phân khu đô thị H2-1, thành phố Hà Nội đến năm 2030

- Cảnh quan truyền thống trong các khu vực bảo tồn tôn tạo được phục hồi bằng việc phối kết hợp chương trình phát triển kinh tế mới trong khu vực như dịch vụ du lịch, thương mại điện tử,v.v...tạo lập không gian đi bộ thân thiện, giữ được nét đặc trưng truyền thống hấp dẫn.

- Mục tiêu đối với quy hoạch giao thông là làm giảm lưu lượng giao thông xuyên qua KPC, tăng cường chức năng và đa dạng loại hình giao thông thông công cộng, hạn chế sự thuận tiện đối với ô tô và xe máy cá nhân, đỗ xe trên vỉa hè và tạo mọi điều kiện để khuyến khích phát triển hoạt động đi bộ, đi xe đạp.

- Hình thành hệ thống khung giao thông gồm đường bao và đường chính theo hướng Đông-Tây, Bắc – Nam. Các bãi đỗ xe, điểm đỗ xe máy để chuyển tiếp phương tiện sẽ được tổ chức trên hệ thống khung này. Áp dụng kinh nghiệm tổ chức giao thông của thành phố Toulouse (Pháp), với đường giao thông 3 cấp độ: hỗn hợp, tuyến hạn chế xe cơ giới ưu tiên đi bộ và tuyến đi bộ hoàn toàn. 

- Thiết lập và mở rộng các tuyến đi bộ (cố định hoặc quy định thời gian), liên kết với các tuyến, điểm tham quan có giá trị đặc trưng, không gian mở, quảng trường, bãi đỗ xe, kết nối với các khu vực ga tàu điện ngầm trong tương lai. Các không gian, vỉa hè đi bộ cần được tuyệt đối tôn trọng, không để lấn chiếm.

- Áp dụng việc quản lý và giám sát phương tiện trong KPC bằng công nghệ thông tin và tự động hóa.

Tính chất

- Khu phố cổ Hà Nội là di sản phố thị duy nhất  hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ gắn với lịch sử Thủ đô Hà Nội. Khu 36 phố phường là hiện hữu của nền văn minh cộng cư, là phức hợp kiến trúc- đô thị, văn hóa sống

- Là di tích lịch sử Quốc gia phải bảo tồn và cải tạo, hạn chế phát triển nhà ở, quy mô dân số.

- Các chức năng chủ yếu: Dịch vụ, thương mại, nhà ở, các chức năng liên quan đến du lịch và dịch vụ

Bản đồ Quy hoạch phân khu đô thị H1-1A
Bản đồ Quy hoạch phân khu đô thị H1-1A

Xem thêm: Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội

Trên đây là thông tin Quy hoạch phân khu đô thị H1-1A khu phố cổ thành phố Hà Nội, tỷ lệ 1/2000, mà Đất Vàng Việt Nam muốn chia sẻ với bạn. Theo dõi chúng tôi để liên tục cập nhật những thông tin về Quy hoạch thành phố Hà Nội.

​​​Đất Vàng Việt Nam

​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​Nền tảng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch - Dự án - Giá đất

​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​Big Data chính xác, phong phú, minh bạch cho nhà đầu tư và mọi đối tượng khách hàng

​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​​Hotline: 0961.85.0990     

Email: info@datvangvietnam.net