Bạn cần biết

arrowarrow

Bản đồ quy hoạch tuyến đường vành đai 5 vùng thủ đô Hà Nội

Bản đồ quy hoạch tuyến đường vành đai 5 vùng thủ đô Hà Nội

calendar19 tháng 7, 2024

Tuyến đường vành đai 5 là một trong những con đường huyết mạch quan trọng, hiện đang thu hút sự quan tâm lớn từ cộng đồng, đặc biệt là từ giới đầu tư kinh doanh. Khi hoàn thành, tuyến đường này hứa hẹn sẽ mang lại một nền kinh tế tiềm năng cho vùng Bắc Bộ nói chung và Hà Nội nói riêng.

news

1. Sơ lược về dự án vành đai 5 Hà Nội

Tuyến đường vành đai 5 có tổng chiều dài khoảng 331,5 km (không bao gồm khoảng 41 km đi trùng với các đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long, Hà Nội – Thái Nguyên, Nội Bài – Lào Cai và QL3), với điểm đầu và điểm cuối tại Km0+000 trùng với Km387+700 trên đường Hồ Chí Minh (Ba Vì, Hà Nội), tạo thành một vành đai khép kín. Tuyến đường này đi qua địa giới hành chính của 36 quận, huyện, thị xã trực thuộc 8 tỉnh, thành phố, cụ thể:

  • TP. Hà Nội: Thị xã Sơn Tây và các huyện Ba Vì, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa.

  • Tỉnh Hòa Bình: Huyện Lương Sơn.

  • Tỉnh Hà Nam: TP. Phủ Lý và các huyện Kim Bảng, Duy Tiên, Bình Lục, Lý Nhân.

  • Tỉnh Thái Bình: Các huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ.

  • Tỉnh Hải Dương: TP. Hải Dương, thị xã Chí Linh và các huyện Ninh Giang, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Thanh Hà, Nam Sách.

  • Tỉnh Bắc Giang: Các huyện Lục Nam, Yên Dũng, Lạng Giang và Tân Yên.

  • Tỉnh Thái Nguyên: TP. Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các huyện Phú Bình, Phổ Yên, Đại Từ.

  • Tỉnh Vĩnh Phúc: TP. Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và các huyện Bình Xuyên, Tam Dương, Yên Lạc, Vĩnh Tường.

Quy hoạch theo tiêu chuẩn ô tô cấp 2, thiết kế 4 - 6 làn xe với chiều rộng tối thiểu 25,5 m - 30 m dọc theo tuyến Bắc Giang - Thái Nguyên, Thái Nguyên - Vĩnh Phúc - Sơn Tây thuộc địa phận của các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc. Đây là tiêu chuẩn thiết kế của các tuyến đường cao tốc đường gom và đường song hành, giúp người dân di chuyển dễ dàng.

Tổng số vốn đầu tư cho đoạn đường này được dự kiến khoảng 85.560 tỷ đồng và thời gian sử dụng vốn như sau: Năm 2020, sử dụng 19.760 tỷ đồng; giai đoạn 2020 – 2030, sử dụng 32.200 tỷ đồng; và năm 2030, sử dụng 33.650 tỷ đồng.

Tìm hiểu sơ lược về dự án tuyến đường vành đai 5 Hà Nội
Tìm hiểu sơ lược về dự án tuyến đường vành đai 5 Hà Nội

2. Bản đồ chi tiết đường vành đai 5 đi qua những tỉnh nào?

2.1. Vành đai 5 - Đoạn qua Hà Nội 

Đoạn đường này trên bản đồ đường vành đai 5 có chiều dài khoảng 48km. Xuất phát từ vị trí cầu Vĩnh Thịnh, hướng đi trùng với đường Hồ Chí Minh, giao với đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình tại xã Yên Bình, Thạch Thất. Sau đó, tuyến đi về phía Nam qua địa phận tỉnh Hòa Bình, đến khu vực Chợ Bến thì quay về hướng Đông vượt sông Đáy sang địa phận tỉnh Hà Nam.

2.2. Đường vành đai 5 Đoạn qua Hòa Bình

Đường vành đai 5 đi qua đoạn này có chiều dài 35,4km. Tuyến đường này trùng với đường Hồ Chí Minh, đi song song với QL21, giao nhau với QL6 tại phía Đông khu công nghiệp Lương Sơn đến khu vực Chợ Bến, sau đó đi về phía Đông vào địa phận Hà Nội.

2.3. Đoạn qua tỉnh Bắc Giang

Đoạn đường này trên bản đồ đường vành đai 5 có chiều dài khoảng 51,3km. Đi song song với QL37 về hướng Tây, qua sông Lục Nam tại phía hạ lưu cầu Lục Nam, tránh thành phố Bắc Giang về phía Đông, giao với QL1 tại xã Tân Dĩnh, Lạng Giang. Tiếp đó, tuyến đi song song QL37 về phía Đông, rẽ theo hướng Tây sang địa phận tỉnh Thái Nguyên.

2.4. Đoạn qua tỉnh Hà Nam

Trên bản đồ đường vành đai 5 qua đoạn này có chiều dài khoảng 35,3km. Xuất phát điểm vượt sông Đáy đi song song QL21B về phía Tây Nam, sau đó rẽ vào đoạn Chợ Dầu – Ba Đa, giao với cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình. Rồi tiếp tục vượt sông Hồng qua cầu Thái Hà sang địa phận tỉnh Thái Bình.

2.5. Dự án vành đai 5 - Đoạn qua Thái Bình

Đoạn đường này dài 28,5 km. Bắt đầu tại cầu Thái Hà, tuyến đường trùng với tuyến nối hai tỉnh Hà Nam và Thái Bình đến đường huyện ĐH.64A. Sau đó, tuyến đi theo hướng Đông Bắc, song song với đường tỉnh ĐT.455, vượt sông Luộc tại vị trí cách cầu Hiệp khoảng 1,0 km về phía hạ lưu và tiến vào địa phận tỉnh Hải Dương.

2.6. Quy hoạch vành đai 5 - Đoạn qua Hải Dương

Đoạn đường này trên bản đồ có chiều dài khoảng 52,7km. Bắt đầu tại vị trí vượt sông Luộc, trùng đường trục phát triển kinh tế Bắc – Nam đến đường ĐT.392, đi song song với QL38B, sau đó cắt cao tốc Hà Nội – Hải Phòng tại xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ.  Tiếp tục đi theo hướng đường vành đai 2 theo hướng Bắc giao cắt với QL5 tại phía Tây cầu Lai Vu. Tiếp đó đi song song với QL37 về phía Đông và nhập vào đi trùng đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long tại Côn Sơn – Kiếp Bạc đến nút giao QL37. Cuối cùng tại nút giao QL37, đi về phía Tây sang địa phận tỉnh Bắc Giang.

2.7. Đoạn qua tỉnh Thái Nguyên

Đoạn đường này có chiều dài khoảng 28,9 km. Đi về hướng Tây giao với QL37 tại xã Hương Sơn, Phú Bình. Tiếp tục vượt sông Cầu và đi theo hướng đại lộ Đông Tây, giao cắt với đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên tại nút Yên Bình và đi trùng đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên. Qua thị xã Sông Công, vượt dãy Tam Đảo tại đèo Nhe sang địa phận tỉnh Vĩnh Phúc.

2.8. Đoạn qua tỉnh Vĩnh Phúc

Đoạn này có chiều dài là 51,5km. Điểm đầu tại khu vực đèo Nhe đi theo hướng đường tỉnh ĐT.301 và đường tỉnh ĐT.310B đến nút giao Bình Xuyên, đi theo đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đến nút giao với QL2C. Sau đó, đi theo đường Hợp Thịnh – Đạo Tú đến QL2, qua cầu Vĩnh Thịnh sang địa phận TP Hà Nội.

3. Lợi ích của việc xây dựng vành đai 5 vùng Thủ Đô

3.1. Phát triển thông thương giữa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ

Khi hoàn thành, đường Vành đai 5 sẽ tạo được sự đồng bộ kết nối các tỉnh thuộc khu vực, thuận lợi cho việc kết nối giữa 8 tỉnh thành phía Bắc, bao gồm Hải Dương, Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Giang và Thái Nguyên. Không chỉ vậy điều này còn giúp người dân dễ dàng di chuyển để giao thông, giao thương và phát triển kinh tế.

3.2. Kích thích thị trường bất động sản ở các tỉnh ven Hà Nội 

Sự phát triển hạ tầng là yếu tố quan trọng kích thích giá trị bất động sản tại những nơi mà tuyến đường này đi qua, mang đến nhiều cơ hội đầu tư cho các tỉnh vùng ven Hà Nội. Từ đó, các chủ đầu tư bất động sản sẽ rót vốn vào các khu vực này nhiều hơn, góp phần mang đến nhiều nhà ở cho người dân.

3.3. Phát triển giao thông giữa các tỉnh miền Bắc 

Dự án vành đai 5 góp phần giảm tại lưu lượng giao thông, hạn chế tình trạng ùn tắc tại các tuyến đường chính. Bên cạnh đó, việc kết nối bởi con đường lớn Vành đai 5, người dân ở các tỉnh miền Bắc sẽ có thể di chuyển thuận tiện hơn, tiết kiệm đáng kể thời gian so với trước khi có tuyến đường này.

3.4. Góp phần phát triển kinh tế khu vực 

Sự xuất hiện của đường Vành đai 5 được coi là động lực lớn thúc đẩy phát triển kinh tế cho các tỉnh vùng ven ở khu vực Bắc Bộ. Con đường này giúp rút ngắn thời gian di chuyển cho nhà đầu tư và khách hàng, kết hợp với những lợi thế như địa điểm du lịch đẹp và giá đất không quá cao. Nhờ đó, lượng vốn đầu tư vào khu vực ngày càng tăng, mang đến một diện mạo hoàn toàn mới cho các tỉnh vùng ven và tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế của khu vực.

Bản đồ đường vành đai 5 vùng thủ đô đi qua tỉnh nào
Bản đồ đường vành đai 5 vùng thủ đô đi qua tỉnh nào

4. Tiến độ thi công đường vành đai 5 mới nhất

Hiện tại, đường vành đai 5 Hà Nội vẫn đang tiếp tục thi công. Dự án này được triển khai trên địa phận các tỉnh.

Cụ thể vào tháng 10/2018, đường vành đai 5 được khởi công tại tỉnh Thái Nguyên. UBND tỉnh Thái Nguyên đã bàn giao dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Thái Nguyên cho HĐQT công ty làm chủ đầu tư.

Đến ngày 4/3/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản điều chỉnh quy hoạch đường vành đai 5, đoạn từ KM68 đến KM75.

Theo đó, tuyến đường tại KM68 được đổi hướng đi về phía Đông Bắc xã Vạn Kim, huyện Mỹ Đức. Tuyến vượt sông Bến, trên diện tích khoảng 70+800 km, đi qua xã Lưu Hoàng, huyện Ứng Hòa. Tuyến đường đi qua thôn Thanh Giang, xã Lưu Hoàng, huyện Ứng Hòa, tiếp giáp với xã Đội Bình.

Khi hoàn thành, đường vành đai 5 sẽ tạo thành một vòng tròn nối liền 8 tỉnh phía Bắc hướng về Hà Nội. Dự án được kỳ vọng sẽ tạo động lực phát triển kinh tế khu vực, giúp người dân di chuyển nhanh chóng và thuận tiện. Dự án sẽ thúc đẩy phát triển, kết nối giao thương giữa các tỉnh lớn phía Bắc, tạo động lực phát triển toàn diện cho khu vực. Trong quá trình phát triển kinh tế, giao thông phát triển, lượng người di chuyển từ Hà Nội ra các tỉnh phía Bắc và ngược lại ngày càng nhiều. Đường vành đai 5 sẽ là tuyến đường giúp người dân kết nối dễ dàng.

Trên đây là thông tin chi tiết về Bản đồ quy hoạch tuyến đường vành đai 5 vùng thủ đô Hà Nội mà Đất Vàng Việt Nam https://datvangvietnam.net/ muốn chia sẻ với bạn. 

Truy cập website để cập nhật thông tin mới nhất và tin tức nóng hổi từ thị trường bất động sản toàn quốc.

Đất vàng Việt Nam

​​Nền tảng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch - Dự án - Giá đất

​​Big Data chính xác, phong phú, minh bạch cho nhà đầu tư và mọi đối tượng khách hàng

​​Hotline: 0961.85.0990