Bạn cần biết

arrowarrow

Đô thị loại 2 là gì? Danh sách các đô thị loại 2 ở Việt Nam

Đô thị loại 2 là gì? Danh sách các đô thị loại 2 ở Việt Nam

calendar27 tháng 12, 2024

Đô thị loại I2 là một phần trong hệ thống phân loại đô thị của Việt Nam. Vậy làm thế nào để một đô thị đạt được danh hiệu đô thị loại 2? Cùng tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây để biết những tiêu chí và yếu tố cần thiết để trở thành đô thị loại 2.

news

1. Tiêu chí xác định đô thị loại 2 như thế nào

Đô thị loại II là một loại đô thị trong hệ thống phân loại đô thị của Việt Nam, được quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Để được phân loại là đô thị loại 2, các đô thị này phải đáp ứng một số tiêu chí quan trọng về cơ sở hạ tầng, dân số, mật độ dân số, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, và phát triển kinh tế.

1.1. Vị trí, vai trò và chức năng

Đô thị loại II đóng vai trò quan trọng với nhiều chức năng đa dạng như trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, hành chính, giáo dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ, và đầu mối giao thông. Những chức năng này giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh và lan tỏa ảnh hưởng đến các vùng liên tỉnh, khẳng định vai trò là trung tâm giao lưu và phát triển khu vực.

Trong trường hợp đô thị loại 2 là thành phố trực thuộc Trung ương, yêu cầu đặt ra cao hơn với việc đảm bảo chức năng giao lưu không chỉ trong nước mà còn quốc tế. Điều này đòi hỏi đô thị phải có sự đa dạng về chức năng và đóng vai trò quốc gia trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi rộng lớn hơn, thậm chí trên cả nước.

1.2. Quy mô dân số đô thị loại 2

Quy mô dân số là yếu tố quan trọng trong việc phân loại đô thị loại II. Toàn đô thị cần đạt quy mô dân số từ 200.000 người trở lên, trong đó khu vực nội thành phải có từ 100.000 người trở lên. Đối với đô thị loại II trực thuộc Trung ương, yêu cầu khắt khe hơn với quy mô dân số toàn đô thị phải đạt trên 800.000 người. Sự gia tăng quy mô dân số không chỉ thể hiện sức ảnh hưởng trong phát triển kinh tế - xã hội mà còn đáp ứng nhu cầu đa dạng và phức tạp của cộng đồng đô thị.

1.3. Mật độ dân số đô thị loại 2

Mật độ dân số toàn đô thị cần đạt từ 1.800 người/km², nội thành đạt từ 8.000 người/km². Đối với đô thị trực thuộc Trung ương, yêu cầu cao hơn, từ 10.000 người/km², thể hiện sự sôi động và phát triển bền vững.

1.4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị cần đạt từ 65% trở lên, riêng khu vực nội thành tối thiểu đạt 80%. Nhằm phản ánh sự chuyển dịch kinh tế, mức sống cao và sự phát triển bền vững của đô thị.

1.5. Trình độ phát triển kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng, kiến trúc và cảnh quan

Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.

Cơ sở hạ tầng, kiến trúc và cảnh quan đô thị là những yếu tố cốt lõi quyết định chất lượng sống và tính bền vững của đô thị loại II. Khu vực nội thành cần được đầu tư xây dựng đồng bộ, hoàn thiện, với yêu cầu 100% các cơ sở sản xuất mới phải áp dụng công nghệ sạch để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Khu vực ngoại thành cần đảm bảo hạ tầng cơ bản, hạn chế các dự án gây ô nhiễm, đồng thời bảo vệ các vùng đất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và không gian xanh phục vụ đô thị.

Kiến trúc đô thị bao gồm các công trình ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan như quảng trường, công viên, và không gian công cộng. Thành phố loại II cần quản lý chặt chẽ kiến trúc và cảnh quan theo quy định, hướng đến phát triển đô thị kiểu mẫu, với ít nhất 40% các trục phố chính đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh, nhằm tạo nên không gian sống lý tưởng và nâng cao vị thế quốc gia.

2. Các thành phố đô thị loại 2 ở Việt Nam hiện nay

Tính đến hiện nay, Việt Nam đã có 36 đô thị loại II, bao gồm các thành phố thuộc tỉnh như: 

Phan Thiết, Cà Mau, Tuy Hòa, Uông Bí, Thái Bình, Rạch Giá, Bạc Liêu, Ninh Bình, Đồng Hới, Phú Quốc, Vĩnh Yên, Lào Cai, Bà Rịa, Bắc Giang, Phan Rang – Tháp Chàm, Châu Đốc, Cẩm Phả, Quảng Ngãi, Tam Kỳ, Trà Vinh, Sa Đéc, Móng Cái, Phủ Lý, Bến Tre, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Sơn La, Tân An, Vị Thanh, Cao Lãnh, Vĩnh Long, Tuyên Quang, Sóc Trăng, Kon Tum, Dĩ An, Yên Bái.

3. Thang điểm phân loại đô thị loại 1 đối với từng tiêu chí

3.1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội

- Gồm 08 tiêu chuẩn:

  • Tối thiểu: 13,5 điểm

  • Tối đa: 18 điểm

3.2. Quy mô dân số

- Gồm 02 tiêu chuẩn:

  • Quy mô dân số toàn đô thị

  • Quy mô dân số khu vực nội thành, nội thị

  • Tối thiểu: 6,0 điểm

  • Tối đa: 8,0 điểm

3.3. Mật độ dân số

- Gồm 02 tiêu chuẩn:

  • Mật độ dân số toàn đô thị

  • Mật độ dân số tính trên diện tích đất xây dựng khu vực nội thành, nội thị, thị trấn

  • Tối thiểu: 6,0 điểm

  • Tối đa: 8,0 điểm

3.4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp

- Gồm 02 tiêu chuẩn:

  • Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị

  • Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị

  • Tối thiểu: 4,5 điểm

  • Tối đa: 6,0 điểm

3.5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị

- Gồm 49 tiêu chuẩn:

  • Tối thiểu: 45 điểm

  • Tối đa: 60 điểm

Xem thêm: Đô thị loại 1 là gì? Danh sách đô thị loại 1 ở Việt Nam

Trên đây là thông tin mà Bất động sản cao cấp mà Đất Vàng Việt Nam muốn chia sẻ với bạn. 

Truy cập website để cập nhật thông tin mới nhất và tin tức nóng hổi từ thị trường bất động sản toàn quốc.

Đất vàng Việt Nam

  • ​​Nền tảng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch - Dự án - Giá đất
  • ​​Big Data chính xác, phong phú, minh bạch cho nhà đầu tư và mọi đối tượng khách hàng
  • ​​Hotline: 0961.85.0990