Bạn cần biết
Đô thị loại IV là như thế nào? và các quy định pháp lý liên quan đến việc phân loại đô thị loại 4 vẫn đang được nhiều người tìm hiểu. Bài viết này sẽ giúp giải đáp những thắc mắc xung quanh vấn đề này.
Đô thị loại IV, theo quy định của Việt Nam là một cấp độ trong hệ thống phân loại đô thị. Đồng thời, đô thị loại IV giúp đánh giá và xác định các tiêu chuẩn phát triển về kinh tế, xã hội, hạ tầng và chất lượng sống đáp ứng các tiêu chí cụ thể được quy định trong các văn bản hiện hành.
Đô thị loại 4 được xác định là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành cấp tỉnh hoặc huyện trong các lĩnh vực như kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học – công nghệ, và hành chính. Đây cũng là đầu mối giao thông quan trọng, đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện hoặc vùng liên huyện.
Các đô thị loại 4 cần đáp ứng các tiêu chuẩn về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội theo quy định tại Phụ lục 1. Những tiêu chuẩn này đảm bảo đô thị phát huy vai trò là trung tâm giao lưu, kết nối, góp phần tạo động lực phát triển bền vững cho khu vực.
Đô thị cần có quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 50.000 người trở lên. Riêng khu vực nội thị (nếu có) phải đạt từ 20.000 người trở lên
Mật độ dân số toàn đô thị cần đạt tối thiểu 1.200 người/km². Đối với khu vực nội thị (nếu có), mật độ dân số trên diện tích đất xây dựng đô thị phải đạt từ 6.000 người/km² trở lên.
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của toàn đô thị cần đạt từ 55% trở lên. Riêng khu vực nội thị (nếu có), tỷ lệ này phải đạt tối thiểu 70% trên tổng số lao động, phản ánh sự phát triển kinh tế đô thị theo hướng công nghiệp, dịch vụ và phi nông nghiệp.
Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội:
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp thoát nước, điện lực, và viễn thông phải đáp ứng được yêu cầu phát triển đô thị. Các công trình hạ tầng xã hội, bao gồm trường học, bệnh viện, và dịch vụ công cộng, cần đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của cư dân trong đô thị và khu vực lân cận.
Khu vực nội, ngoại thành: Nội thành được xây dựng đồng bộ, ưu tiên công nghệ sạch; ngoại thành bảo vệ đất nông nghiệp, vùng xanh và sinh thái.
Kiến trúc và cảnh quan đô thị:
Kiến trúc phải đảm bảo tính thẩm mỹ, bền vững và đồng bộ trong phát triển. Cảnh quan cần bao gồm các công viên, khu vui chơi, và không gian xanh công cộng nhằm nâng cao chất lượng sống. Việc xây dựng phát triển đô thị được thực hiện theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị để tạo nên một tổng thể hài hòa.
Thống kê các đô thị loại IV tại Việt Nam (tính đến năm 2023)
Tính đến năm 2023, cả nước có 95 đô thị loại 4, bao gồm 34 thị xã, 5 huyện (với 7 thị trấn và 77 xã) và 58 thị trấn (không tính các xã thuộc phần mở rộng của đô thị loại 4).
Các thị xã là đô thị loại 4: Mường Lay, Quảng Trị, Hồng Lĩnh, Nghĩa Lộ, An Khê, Ayun Pa, Thái Hòa, Buôn Hồ, Bình Long, Phước Long, Hương Thủy, Ninh Hòa, Vĩnh Châu, Hương Trà, Hoàng Mai, Ba Đồn, Ngã Năm, Điện Bàn, Giá Rai, Duyên Hải, Mỹ Hào, Kinh Môn, Sa Pa, Duy Tiên, Đức Phổ, Hòa Thành, Trảng Bàng, Đông Hòa, Hoài Nhơn, Nghi Sơn, Chơn Thành, Quế Võ, Thuận Thành, Tịnh Biên.
Các huyện là đô thị loại 4:
Huyện Diên Khánh, Khánh Hòa (Đô thị Diên Khánh, bao gồm thị trấn Diên Khánh và 17 xã thuộc huyện Diên Khánh)
Huyện Việt Yên, Bắc Giang (Đô thị Việt Yên, bao gồm 2 thị trấn Bích Động, Nếnh và 15 xã thuộc huyện Việt Yên)
Huyện Núi Thành, Quảng Nam (Đô thị Núi Thành, bao gồm thị trấn Núi Thành và 16 xã thuộc huyện Núi Thành)
Huyện Yên Phong, Bắc Ninh (Đô thị Chờ mở rộng, bao gồm thị trấn Chờ và 13 xã thuộc huyện Yên Phong)
Huyện Kim Bảng, Hà Nam (Đô thị Kim Bảng, bao gồm 2 thị trấn: Quế, Ba Sao và 16 xã thuộc huyện Kim Bảng).
Các đô thị loại 4 là thị trấn hoặc thị trấn và khu vực dự kiến thành lập đô thị (thị trấn mở rộng):
Tại tỉnh An Giang: Núi Sập (huyện Thoại Sơn), Phú Mỹ (huyện Phú Tân), Chợ Mới (huyện Chợ Mới), An Châu (huyện Châu Thành), Cái Dầu (huyện Châu Phú), Tri Tôn (huyện Tri Tôn)
Tại tỉnh Bắc Giang: Thắng (huyện Hiệp Hòa), Chũ (huyện Lục Ngạn), Đồi Ngô (huyện Lục Nam)
Tại tỉnh Bến Tre: Ba Tri (huyện Ba Tri), Bình Đại (huyện Bình Đại), Mỏ Cày (huyện Mỏ Cày Nam)
Tại tỉnh Bình Định: Phú Phong (huyện Tây Sơn)
Tại tỉnh Bình Thuận: Phan Rí Cửa (huyện Tuy Phong)
Tại tỉnh Cà Mau: Năm Căn (huyện Năm Căn), Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời)
Tại tỉnh Đắk Lắk: Ea Kar (huyện Ea Kar), Buôn Trấp (huyện Krông Ana), Phước An (huyện Krông Pắc), Ea Drăng (huyện Ea H'leo), Quảng Phú (huyện Cư M'gar)
Tại tỉnh Đắk Nông: Đắk Mil (huyện Đắk Mil), Ea T'ling (huyện Cư Jút), Kiến Đức (huyện Đắk R'lấp)
Tại tỉnh Đồng Nai: Long Thành (huyện Long Thành), Trảng Bom (huyện Trảng Bom)
Tại tỉnh Đồng Tháp: Mỹ An (huyện Tháp Mười), Lấp Vò (huyện Lấp Vò), Mỹ Thọ (huyện Cao Lãnh)
Tại tỉnh Gia Lai: Chư Sê (huyện Chư Sê)
Tại tỉnh Hà Giang: Việt Quang (huyện Bắc Quang)
Tại tỉnh Hòa Bình: Lương Sơn (huyện Lương Sơn)
Tại tỉnh Hưng Yên: Như Quỳnh (huyện Văn Lâm)
Tại tỉnh Khánh Hòa: Vạn Giã (huyện Vạn Ninh)
Tại tỉnh Kiên Giang: Kiên Lương (huyện Kiên Lương)
Tại tỉnh Kon Tum: Plei Kần (huyện Ngọc Hồi)
Tại tỉnh Lạng Sơn: Đồng Đăng (huyện Cao Lộc)
Tại tỉnh Lâm Đồng: Liên Nghĩa (huyện Đức Trọng)
Tại tỉnh Long An: Bến Lức (huyện Bến Lức), Hậu Nghĩa, Đức Hòa (huyện Đức Hòa), Cần Đước (huyện Cần Đước), Cần Giuộc (huyện Cần Giuộc)
Tại tỉnh Nam Định: Thịnh Long (huyện Hải Hậu)
Tại tỉnh Quảng Bình: Hoàn Lão (huyện Bố Trạch), Kiến Giang (huyện Lệ Thủy)
Tại tỉnh Quảng Ninh: Cái Rồng (huyện Vân Đồn), Tiên Yên (huyện Tiên Yên), Quảng Hà (huyện Hải Hà)
Tại tỉnh Sơn La: Hát Lót (huyện Mai Sơn), Mộc Châu (huyện Mộc Châu)
Tại tỉnh Thanh Hóa: Lam Sơn - Sao Vàng (huyện Thọ Xuân), Ngọc Lặc (huyện Ngọc Lặc)
Tại tỉnh Thái Bình: Diêm Điền (huyện Thái Thụy)
Tại tỉnh Thái Nguyên: Hùng Sơn (huyện Đại Từ)
Tại tỉnh Trà Vinh: Tiểu Cần (huyện Tiểu Cần).
Xem thêm: Đô thị loại 3 là gì? Danh sách các đô thị loại 3 ở Việt Nam
Trên đây là thông tin mà Bất động sản cao cấp mà Đất Vàng Việt Nam muốn chia sẻ với bạn.
Truy cập website để cập nhật thông tin mới nhất và tin tức nóng hổi từ thị trường bất động sản toàn quốc.
Đất vàng Việt Nam