Tin tức quy hoạch

arrowarrow

Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

calendar24 tháng 9, 2024

Đất Vàng Việt Nam gửi tới bạn đọc Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 1762/QĐ-TTg ngày 31/12/2023 do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký duyệt.

news

Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch 

Phạm vi, ranh giới quy hoạch gồm toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Tiền Giang có diện tích tự nhiên là 2.556,4 km2, có tọa độ địa lý nằm từ 10012'20'' đến 10035'26'' vĩ độ Bắc và 105049'07'' đến 106048'06'' kinh độ Đông, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Phía Bắc và Đông Bắc: giáp tỉnh Long An và Thành phố Hồ Chí Minh; phía Nam: giáp tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long; phía Đông: giáp biển Đông; phía Tây: giáp tỉnh Đồng Tháp.

Phần không gian biển được xác định theo Luật Biển Việt Nam năm 2012, Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

Xem thêm: Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Kế hoạch, mục tiêu phát triển 

Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và bền vững; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch, kế hoạch ngành quốc gia, quy hoạch, kế hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long và các quy hoạch, kế hoạch liên quan.

Khai thác và phát huy hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; tổ chức lại không gian ven biển trở thành khu vực động lực của tỉnhphát triển các ngành, lĩnh vực, trọng tâm là kinh tế biển; bố trí không gian hợp lý, hài hòa phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị, trong đó, chú trọng vai trò kết nối đô thị - công nghiệp với thành phố Cần Thơ, tỉnh Long An và vùng Thành phố Hồ Chí Minh; đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội. Huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vữngtập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; tạo đột phá phát triển một số ngành, lĩnh vực, khu vực có lợi thế; phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Đến năm 2030

Mục tiêu tổng quát

Tiền Giang cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có các vùng động lực, trung tâm kinh tế về công nghiệp, du lịch, kinh tế biển và đô thị. Là tỉnh giữ vai trò kết nối quan trọng giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam BộQuốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Người dân có cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc.

Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang

Mục tiêu cụ thể (giai đoạn 2021 - 2030)

- Về kinh tế:

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 7,0 8,0%/năm.

+ Tỷ trọng trong GRDP của ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 41,5 - 43,5%; ngành dịch vụ chiếm 29,5 - 30,0%; ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 21,5 - 23,5%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm 5,5%.

+ Năng suất lao động xã hội tăng bình quân 9 - 10%/năm.

+ Tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 9 - 10%/năm. Phấn đấu đến năm 2030, tự cân đối thu chi ngân sách.

- Về xã hội:

+ Tốc độ tăng dân số bình quân đạt 0,7%/năm.

+ Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân 0,1 - 0,2 điểm % mỗi năm.

+ 100% đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới và tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%; trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ là 34%.

+ Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia: mầm non đạt 85%; tiểu học đạt 90% và trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt 85%.

+ Tỷ lệ bác sỹ/vạn dân là 9 bác sỹ; tỷ lệ giường bệnh/vạn dân là 27 giường; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95%.

Tỷ lệ đô thị hóa đạt 45 - 47%.

Các đột phá phát triển

Một: Tập trung nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại tại 3 vùng, hành lang kinh tế trọng điểm gồm: vùng kinh tế biển Gò Công, vùng công nghiệp Tân Phước và hành lang kinh tế dọc sông TiềnPhát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế chủ lực: chế biến nông, thủy sản, thực phẩm, y - sinh - hóa - dược, chế biến, chế tạo, xây dựng, năng lượng tái tạo.

Hai: Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Tập trung đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số với 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

Ba: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài, nhất là trong các ngành, lĩnh vực chủ lực của tỉnh.

Tầm nhìn đến năm 2050

Tiền Giang trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, có trình độ phát triển khá của cả nước, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Trở thành nơi đáng sống, các giá trị văn hóa được bảo tồn và phát huy. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Người dân có cuộc sống phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.

Cảng du thuyền Mỹ Tho. Nguồn: TTXVN

Phương hướng phát triển các ngành quan trọng

a) Ngành công nghiệp và xây dựng

Phát triển công nghiệp hiện đại, tập trung, quy mô lớn, thân thiện với môi trường; trở thành ngành kinh tế chủ lực, thế mạnh của tỉnh Tiền Giang, trong đó tập trung phát triển tại 2 khu vực:

- Khu vực công nghiệp Tân Phước (khoảng 10.000 ha), tập trung phát triển công nghiệp tổng hợp đa ngành, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ.

- Khu vực công nghiệp Gò Công (khoảng 5.000 ha) phát triển mạnh các ngành kinh tế biển: logistics, dịch vụ dầu khí, cảng, công nghiệp chế biến - chế tạo, công nghệ cao…

b) Ngành dịch vụ

- Phát triển mạnh du lịch, tạo động lực thúc đẩy phát triển các ngành và lĩnh vực khác; tập trung phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch biển, nông nghiệp nông thôn, văn hóa - thể thao, du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh. Đẩy mạnh liên kết với thành phố Cần Thơ và các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long để hình thành các tuyến du lịch sinh thái, miệt vườn, nghỉ dưỡng trong tỉnh và liên tỉnh.

- Đầu tư hạ tầng thương mại văn minh, hiện đại có tính lan tỏa, thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hóa; đẩy mạnh thương mại điện tử, mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

- Tăng cường phát triển logistics nhằm phát huy tối đa vai trò là trung tâm trung chuyển hàng hóa, kho vận giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam B; trở thành lĩnh vực chủ lực của tỉnh.

c) Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản gắn với chuyển đổi cơ cấu sản phẩm chủ lực, tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao; hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung (vùng trái cây, lúa, thủy sản) gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng các thương hiệu sản phẩm, mở rộng thị trường. Phát triển nông nghiệp đi đôi với xây dựng nông thôn mới và quá trình đô thị hóa.

Xem thêm: Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Trên đây là thông tin Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 mà Đất Vàng Việt Nam muốn chia sẻ với bạn. 

Ngoài ra, tại chuyên mục Thông tin quy hoạch của Đất Vàng Việt Nam cũng thường xuyên cập nhật những thông tin quy hoạch nhanh chóng, chính xác nhất. Truy cập website để cập nhật thông tin mới nhất về quy hoạch chung và tin tức nóng hổi từ thị trường bất động sản toàn quốc. 

Đất vàng Việt Nam 

Nền tảng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch - Dự án - Giá đất 

Big Data chính xác, phong phú, minh bạch cho nhà đầu tư và mọi đối tượng khách hàng.