Quy trình đầu tư dự án
Không phải ai cũng nắm rõ về quy trình kiện tụng tranh chấp đất đai, đặc biệt là khi xảy ra tranh chấp không mong muốn. Vậy khi nào cần phải khởi kiện? Quy trình khi khởi kiện tranh chấp đất đai như thế nào? Hãy cùng Đất Vàng Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Căn cứ theo khoản 24 điều 3 luật đất đai 2013 có quy định:
“Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.”
Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng định nghĩa này thì sẽ rất khó khăn trong việc áp dụng pháp luật trong tranh chấp đất đai hay đặc biệt là khởi kiện tranh chấp đất đai. Vì vậy cần áp theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP. Cụ thể:
- Đối với những tranh chấp về việc quyền sử dụng đất thuộc về ai mà chưa được hòa giải theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
- Ngoài ra với các tranh chấp khác như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải không phải là điều kiện để khởi kiện tranh chấp đất đai.
Dựa vào những khái niệm trên ta chia tranh chấp đất đai thành 3 dạng phổ biến:
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất: loại tranh chấp thường xảy ra khi một bên tự ý điều chỉnh ranh giới hoặc do cả hai bên không xác định được với nhau về ranh giới, một số trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác. Một dạng tranh chấp khác cũng rất phổ biến khác cũng thuộc dạng này đó là tranh chấp đòi lại đất.
- Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất: Đây là dạng tranh chấp có bản chất là tranh chấp về hợp đồng dân sự. Dạng tranh chấp thường là kiểu yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, công nhận hiệu lực của hợp đồng, tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu…Ngoài ra một loại tranh chấp khác cũng thuộc dạng này đó là tranh chấp về mục đích sử dụng đất.
- Tranh chấp liên quan đến đất: Đây là các tranh chấp về quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn hay quyền thừa kế quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất.
Ngoài việc đã nắm được thế nào là tranh chấp đất đai và xác định được dạng tranh chấp mà bạn đang gặp phải, bạn cần phải lưu ý thêm một số điều quan trọng nữa
Xem xét khả năng thắng kiện trước khi khởi kiện là một yếu tố quan trọng vì:
- Người khởi kiện nếu thua sẽ phải mất án phí, ngoài ra còn có các chi phí phát sinh khác
- Quá trình khởi kiện tranh chấp đất đai thường diễn ra trong một thời gian dài nên sẽ mất rất thời gian và công sức
Trước khi khởi kiện bạn có thể tự thu thập bằng chứng, tuy nhiên những bằng chứng này cần đảm bảo 3 yếu tố: có tính khách quan, có liên quan đến vụ án và có tính hợp pháp.
Nếu như sau khi đã xem xét các yếu tố trên mà bạn nhận thấy mình có khả năng thắng kiện không cao thì một cách đơn giản và hợp lý hơn đó là nên hòa giải.
Thời gian giải quyết tranh chấp đất đai được quy định cụ thể trong Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, theo đó:
- Thời gian chuẩn bị xét xử thường là 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án ngoài ra với những vụ án phức tạp hoặc có những sự kiện bất khả kháng thì thời gian chuẩn bị sẽ được gia hạn thêm nhưng cũng sẽ không vượt quá 2 tháng
- Thời hạn đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm là 1 tháng và tối đa là 2 tháng đối với những trường hợp có lý do thỏa đáng
Tuy nhiên đây mới chỉ là thời gian xét xử sơ thẩm chưa tính thời gian đương sự tạm hoãn hay vụ án bị tạm hoãn, tạm đình chỉ, thực tế các vụ án giải quyết tranh chấp đất đai có thể kéo dài đến vài năm.
Bạn có thể tham khảo thêm vụ án tranh chấp đất đai nổi tiếng Quảng Nam tại đây
Chi phí khi khởi kiện tranh chấp đất đai cũng là một điều mà bạn nên quan tâm vì những vụ án liên quan đến tranh chấp đất đai thường diễn ra trong thời gian dài và rất tốn kém. Theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 mức án phí sơ thẩm trong khởi kiện tranh chấp đất có chi phí được tính như sau.
Quy trình khởi kiện tranh chấp đất đai thường sẽ bao gồm 6 bước
Như đã nói ở phía trên những tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất của ai nếu vẫn chưa được hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn hoặc UBND huyện, cấp tỉnh mà đã khởi kiện thì đây được xem là chưa đủ điều kiện nộp đơn khởi kiện lên Tòa án. Còn với những tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất, hoặc mục đích sử dụng đất, các bên có quyền hòa giải hoặc không hòa giải.
Có thể bạn muốn xem: Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp đất đai nên biết
Để chuẩn bị khởi kiện, bên khởi kiện cần chuẩn bị:
- Đơn khởi kiện.
- Nội dung đơn khởi kiện tại Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
- Tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Tham khảo: Mẫu đơn tranh chấp đất đai đúng tiêu chuẩn
Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, tòa án sẽ tiến hành thủ tục chuẩn bị xét xử thông báo mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, hòa giải sẽ được . Tại đây, nếu các bên đạt thỏa thuận được với nhau thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành (Điều 208, 212 BLTTDS 2015) còn nếu các bên không thể đi đến thỏa thuận hòa giải thì quyết định mở phiên tòa sơ thẩm ngay sau đó.
Trong phiên tòa sơ thẩm, các 2 bên sẽ tiến hành tranh tụng với nhau, nếu trong quá trình này 2 bên đạt được thỏa thuận với nhau thì Tòa án sẽ công nhận thỏa thuận giữa 2 bên.
Ngược lại thẩm phán sẽ tiến hành nghị án và tuyên án sau khi phần tranh tụng kết thúc. Phán quyết này sẽ có hiệu sau 15 ngày kể từ ngày tuyên án
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định tuyên án, nếu một trong số các bên không đồng ý với bất kỳ phần nào của phán quyết thì có thể làm đơn kháng cáo.
Đơn kháng cáo sẽ được tòa án cấp sơ thẩm tiếp nhận, xem xét và thông báo tới viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và thông báo tới các bên liên quan (Điều 277 BLTTDS 2015).
Tòa án cấp sơ thẩm gửi hồ sơ kháng cáo cho Tòa án cấp phúc thẩm trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị (Điều 283 BLTTDS 2015).
Tòa án cấp tiếp nhận hồ sơ và chuẩn bị phiên toà xét xử phúc thẩm trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án (điểm c khoản 1 Điều 286 BLTTDS 2015).
Tại đây, nếu các đương sự thống nhất với nhau cách giải quyết tranh chấp thì Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự (Điều 300 BLTTDS 2015).
Theo Điều 308 BLTTDS 2015, Hội đồng xét xử phúc thẩm ra một trong các quyết định sau:
Giữ nguyên bản án sơ thẩm;
Sửa bản án sơ thẩm;
Hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm;
Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án;
Đình chỉ xét xử phúc thẩm;
Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án trong các trường hợp tại khoản 6 Điều 308 Bộ luật này.
Kiện tụng tranh chấp đất đai là một quá trình dài và tốn rất nhiều thời gian, công sức, mong rằng bài viết trên giúp cho bạn phần nào nằm được quy trình kiện tụng tranh chấp đất đai và có được những quyết định hợp lý trong giải quyết tranh chấp trong tương lai.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Đất vàng Việt Nam
Nền tảng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch - Dự án - Giá đất
Big Data chính xác, phong phú, minh bạch cho nhà đầu tư và mọi đối tượng khách hàng
Hotline: 0961.85.0990
Email: info@datvangvietnam.net