Bạn cần biết
Bản đồ quy hoạch huyện Đông Anh thể hiện rất rõ ràng và đầy đủ về các ranh giới địa lý, cũng như các quy hoạch về sử dụng đất, giao thông tại địa bàn. Nhờ đó, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định tốt hơn nhằm có những cơ hội sinh lời tốt nhất.
Đông Anh là một huyện nằm ở phía Bắc nội thành Thủ Đô Hà Nội, sở hữu nhiều tuyến đường cao tốc lớn, đường sắt và các cây cầu kết nối trung tâm nội thành tới các tỉnh lân cận và sân bay quốc tế Nội Bài. Giao thông thuận tiện góp phần phát triển các khu công nghiệp lớn, vừa và nhỏ, đồng thời, huyện có hệ thống cơ sở giáo dục tốt, sở hữu nhiều di tích lịch sử và các giá trị văn hóa truyền thống cao.
Tiềm năng phát triển toàn diện của huyện Đông Anh là rất cao, việc quy hoạch huyện Đông Anh được chính quyền thủ đô chú trọng. Ngày 04/07/2023, với 100% đại biểu có mặt nhất trí, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Đề án thành lập quận Đông Anh và các phường thuộc quận này. Đề án sẽ được hoàn thiện trình Chính phủ, Thường vụ Quốc hội vào cuối năm 2023.
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 18 km về phía Bắc, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp thành phố Từ Sơn và huyện Yên Phong thuộc tỉnh Bắc Ninh
Phía tây giáp huyện Mê Linh và huyện Đan Phượng
Phía nam giáp quận Tây Hồ, quận Bắc Từ Liêm, quận Long Biên và huyện Gia Lâm
Phía bắc giáp huyện Sóc Sơn.
Huyện Đông Anh có diện tích 185,68 km², dân số tính đến 31/12/2021 là 412.878 người, mật độ dân số đạt 2.224 người/km².
Xem thêm: Bản đồ quy hoạch huyện Đan Phượng, Hà Nội mới nhất 2023
Huyện Đông Anh có 1 thị trấn Đông Anh và 23 xã: Bắc Hồng, Cổ Loa, Đại Mạch, Đông Hội, Dục Tú, Hải Bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Liên Hà, Mai Lâm, Nam Hồng, Nguyên Khê, Tàm Xá, Thụy Lâm, Tiên Dương, Uy Nỗ, Vân Hà, Vân Nội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Canh, Xuân Nộn.
Đông Anh có hệ thống giao thông rất lớn, giúp phát triển kinh tế mạnh mẽ:
Hệ thống xe bus và bus liên tỉnh lớn
Nhiều tuyến đường lớn đi qua địa bàn huyện: đường 23A, 23B, Quốc lộ 3, Quốc lộ 3 mới (Cao tốc HN - Thái Nguyên), Cao tốc Thăng Long - Nội Bài (Võ Văn Kiệt), Cao tốc Nhật Tân - Nội Bài (Võ Nguyên Giáp), Quốc lộ 5 kéo dài..
Cầu bắc qua sông dày đặc: Cầu Nhật Tân, Thăng Long, Đông Trù, Phù Lỗ, Lò So, Cầu Lớn, Ngũ Quận Khuê, Cầu Đôi, Cổ Loa, Đài Bi, Cầu E, Phương Trạch, Lộc Hà, cầu Sông Thiếp, Vân Trì.
Các cầu vượt cạn: cầu vượt Kim Chung, cầu vượt Nam Hồng, cầu vượt Vân Trì, cầu vượt Vĩnh Ngọc, cầu vượt Nguyên Khê, cầu vượt Vân Liên Hà, cầu vượt đường sắt Quang Minh.
Ngoài ra, theo bản đồ quy hoạch huyện Đông Anh, còn có dự án cầu Thượng Cát thuộc đường vành đai 3.5 Hà nội và cầu Tứ Liên bắc qua sông Hồng. cầu Thượng Thuy và cầu Mai Lâm qua sông Đuống.
Hệ thống đường sắt: Tuyến Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, Bắc Hồng - Văn Điển
Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn huyện (dự kiến) là các tuyến số 2 (Nội Bài - Thượng Đình), tuyến số 4 (Liên Hà - Bắc Thăng Long), tuyến số 6 (Nội Bài - Ngọc Hồi), tuyến số 7 (Mê Linh - Ngọc Hồi).
Huyện Đông Anh sở hữu nhiều khu công nghiệp lớn, vừa và nhỏ, cùng với đó là việc quy hoạch huyện Đông Anh hướng tới đầu tư phát triển mạnh mẽ cho các khu đô thị mới tại đây, tiêu biểu có thể kể đến như:
Khu công nghiệp Đông Anh
Khu công nghiệp Thăng Long (một trong số ít các khu công nghiệp với 100% các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Nhật Bản), nằm trên địa bàn xã Kim Chung và Võng La
Xem thêm: Bản đồ quy hoạch quận Tây Hồ, Hà Nội mới nhất 2023
Khu công nghiệp nhỏ ở Nguyên Khê
Chợ Trung tâm, chợ Tó và chợ Vân Trì
Các làng nghề mộc Vân Hà, Liên Hà
Các Công ty Ô tô 1-5, Công ty cổ phần khoá Việt-Tiệp, Công ty cơ khí Đông Anh, Công ty tấm lợp Đông Anh.
Khu đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì
Khu đô thị Liên Hà
Khu đô thị Eurowindow River Park (phường Đông Hội)
Các khu đô thị, khu nhà ở (đã quy hoạch) nằm dọc các đường 5 kéo dài, đường Võ Nguyên Giáp, đường Võ Văn Kiệt...
Khu thương mại dịch vụ 1/5 Đông Anh
Huyện Đông Anh sở hữu hệ thống trường học, cơ sở đào tạo công lập lớn từ cấp mầm non tới trung học phổ thông, cùng với đó là một số các trường nghề, trung cấp, cao đẳng, tập trung vào khối kinh tế - kỹ thuật. Tuy nhiên, hiện các trường THPT tại đây chưa đạt đủ điều kiện để Đông Anh lên quận theo bản đồ quy hoạch huyện Đông Anh.
Trên địa bàn huyện có một số bệnh viện đa khoa, tập trung nhiều tại xã Kim Chung.
Về văn hóa truyền thống, huyện có khá nhiều đền, nhà thờ, văn miếu, đình làng…cùng với các lễ hội lâu đời như:
Hội đền thờ An Dương Vương (hội Cổ Loa)
Hội làng Trung Oai
Hội làng Ngọc Chi
Hội làng Cổ Dương
Hội làng Quan Âm
Hội làng Mỹ Nội
Hội làng Đường Yên
Hội làng Rối nước Đào Thục
Hội làng Sơn Du
Hội làng Xuân Nộn
Hội bà Máy (Hội Giỗ)
Hội làng Dục Tú
Hội làng Thượng Phúc
…..
Xem thêm: Bản đồ quy hoạch quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội mới nhất 2023
Theo chủ trương mới, trong bản đồ quy hoạch huyện Đông Anh, mục tiêu quy hoạch Đông Anh lên quận chính là trọng điểm được chú ý. Đối với Đề án lên quận, hiện nay Đông Anh đã đạt đủ 31/31 tiêu chí, quyết nghị chủ trương đã được 100% đại biểu tán thành vào tháng 07/2023. Vì vậy, mọi hạng mục đều hướng tới mục tiêu đưa Đông Anh trở thành quận phát triển nhất Hà Nội vào năm 2030.
Theo bản đồ quy hoạch huyện Đông Anh đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, có khoảng 49-60% diện tích đất phát triển đô thị phân chia thành các khu vực trung tâm, nông thôn:
Xây dựng mới khu thể dục thể thao thành phố Hà Nội tại Đông Anh.
Hình thành Khu du lịch cao cấp và các khu resort cao cấp xung quanh đầm Vân Trì.
Xây dựng công viên dọc sông Hồng và sông Đuống.
Nghiên cứu phát triển kết hợp cải tạo các Khu dân cư hiện có tại khu vực Nguyên Khê - Xuân Nộn.
Xây dựng giao thông nối sân bay quốc tế Nội Bài với trung tâm giao lưu thương mại quốc tế trên tuyến Nhật Tân - Nội Bài và Thăng Long - Nội Bài.
Xây dựng trục Nhật Tân - Nội Bài là trục động lực kinh tế và trục không gian đô thị kiểu mẫu không những của Đông Anh mà của cả thủ đô Hà Nội.
Quy hoạch đô thị huyện Đông Anh chia ra thành các khu đô thị cấp nhỏ, bao gồm:
Quy hoạch KĐT Tây đường Thăng Long
Quy hoạch KĐT Đông đường Thăng Long, Nam Vân Trì
Quy hoạch KĐT Bắc Đầm Vân Trì
Quy hoạch KĐT TT Phương Trạch
Quy hoạch KĐT Cổ Loa - Tây Nam Cổ Loa
Quy hoạch KĐT Trục trung tâm Cổ Loa - Sông Hồng
Quy hoạch Khu trục Cổ Loa - Đông Trù
Quy hoạch KĐT Đông Anh
Xem thêm: Bản đồ quy hoạch quận Long Biên, Hà Nội mới nhất 2023
Mạng lưới giao thông ở huyện Đông Anh có nhiều tuyến đường lớn liên tỉnh và liên thông quận huyện hơn hầu hết các quận nội thành, việc quy hoạch rõ ràng các tuyến đường này là rất cần thiết cho sự phát triển chung của toàn Thủ đô.
Theo bản đồ quy hoạch huyện Đông Anh, các tuyến đường bộ sẽ đóng vai trò huyết mạch trong giao thương, phát triển kinh tế giữa các KCN và cầu cảng.
Quốc lộ 3 mới kết nối cụm cảng và KCN Hải Phòng với Hà Nội
Đường Võ Nguyên Giáp (Cao tốc Nhật Tân - Nội Bài) kết nối cầu Nhật Tân đi Quốc lộ 18 và sân bay quốc tế Nội Bài
Đường Võ Văn Kiệt (Cao tốc Thăng Long - Nội Bài) kết nối quận Tây Hồ tới sân bay Nội Bài trên đường xuyên Á AH14 (Myanmar - Việt Nam - Trung Quốc).
Quốc lộ 5 kéo dài (đường Trường Sa, Hoàng Sa) kết nối Hải Phòng - Hà Nội.
Dự án cầu Thượng Cát thuộc vành đai 3,5 và cầu Tứ Liên bắc qua sông Hồng. Cầu Thượng Thụy và cầu Mai Lâm qua sông Đuống.
Các tuyến đường sắt ban đầu sẽ được cải tạo, nâng cấp, bao gồm:
Đường sắt Hà Nội - Lào Cai
Đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên
Đường sắt vận chuyển hàng hóa Bắc Hồng - Văn Điển
Xây dựng các tuyến đường sắt đô thị mới phục vụ nhu cầu phát triển:
Tuyến số 2 (Nội Bài - Thượng Đình)
Tuyến số 4 (Liên Hà - Bắc Thăng Long)
Tuyến số 6 (Nội Bài - Ngọc Hồi)
Tuyến số 7 (Mê Linh - Ngọc Hồi)
Theo định hướng quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030, đa phần bãi đỗ xe và trạm xe bus được triển khai tập trung hay phân tán ở các khu vực có diện tích cây xanh sinh thái là chủ yếu. Vị trí và quy mô chi tiết của giao thông tĩnh sẽ được tiến hành cụ thể hóa ở quy hoạch chi tiết.
Theo bản đồ quy hoạch huyện Đông Anh 2030, dự án bến xe khách Đông Anh với quy mô 7.42ha sẽ được triển khai theo đúng định hướng của UBND TP Hà Nội phê duyệt. Với mục tiêu của quy hoạch nhằm cụ thể hóa quy hoạch giao thông vận tải tính tới năm 2030. Bến xe khách này sẽ được bố trí với 148 chỗ để xe tọa lạc tại Uy Nỗ Đông Anh.
Ngoài ra, nơi đây còn đảm nhận trọng trách vận tải hành khách từ nhiều tỉnh khác: Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Kạn vào trung tâm của TP. Hà Nội. Bên cạnh đó, bến xe còn giúp hỗ trợ và điều tiết lưu lượng vận tải di chuyển qua các tỉnh như: Hà Giang, Lai Châu, Vĩnh PHúc, Tuyên Quang, Phú Thọ…
Bản đồ quy hoạch huyện Đông Anh đã chỉ rõ: huyện là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội có diện tích tự nhiên 185.08km2, quy mô dân số đạt hơn 400.000 người, có 24 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc; nơi tập trung nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch.
Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện có 2 tuyến đường sắt chạy qua là các tuyến nối trung tâm thành phố Hà Nội với tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Lào Cai. Đặc biệt địa bàn huyện cách sân bay quốc tế Nội Bài 13km - cửa ngõ thông thương với quốc tế đã tạo cho Đông Anh nhiều lợi thế phát triển mọi mặt về kinh tế - xã hội.
Xem thêm: Quy hoạch phân khu đô thị GN(C), thành phố Hà Nội đến năm 2030
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Anh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, xác định xây dựng Đông Anh thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ tài chính thương mại và giao dịch quốc tế phía Bắc sông Hồng, đóng vai trò là động lực phát triển ở phía Bắc của Thủ đô.
Trên đây là toàn bộ thông tin về bản đồ quy hoạch huyện Đông Anh, hy vọng những thông tin này giúp ích được cho các nhà đầu tư có thể đưa ra các quyết định chính xác và có lợi nhất cho mình.