Bạn cần biết
Đất vàng Việt Nam sẽ gửi đến bạn đọc những lưu ý khi thực hiện đăng ký đất đai. Tìm hiểu định nghĩa sổ hồng, sổ đỏ là gì? hướng dẫn các bước làm và thủ tục cấp sổ đỏ hiện nay.
Hiện nay, thủ tục làm Sổ đỏ hay Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất (Đăng ký đất đai) là một trong những thủ tục bắt buộc đối với người sử dụng đất mà người dân khó thực hiện nhất. Cùng tìm hiểu sổ đỏ là gì? Hướng dẫn thủ tục làm, cấp sổ đỏ
Hiện nay, không có văn bản nào quy định về khái niệm sổ đỏ và sổ hồng. Đây là cách gọi của người dân về 2 loại giấy chứng nhận nhà đất dựa trên màu sắc.
Sổ đỏ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp căn cứ theo Nghị định 64-CP, Thông tư 346/1998/TT-TCĐC. Về hình thức, bìa của sổ có màu đỏ. Về nội dung, sổ đỏ ghi nhận quyền sử dụng đất gồm đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, đất vườn ao, đất rừng…
Theo Khoản 20, Điều 4 Luật đất đai năm 2003: "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất".
Trong khi đó, sổ hồng là tên gọi dựa trên màu sắc của Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở do Bộ Xây dựng ban hành. Sổ hồng có bìa màu hồng, được cấp bởi Bộ Xây dựng. Sổ ghi nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Theo quy định tại Điều 11 của Luật Nhà ở năm 2005, sổ hồng được cấp cho chủ sở hữu theo quy định sau:
"a) Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đồng thời là chủ sử dụng đất ở, chủ sở hữu căn hộ trong nhà chung cư thì cấp một giấy chứng nhận là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
b) Trường hợp chủ sở hữu nhà ở không đồng thời là chủ sử dụng đất ở thì cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở quy định tại khoản này được gọi chung là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở."
Để thống nhất hai loại sổ đỏ và sổ hồng thành một loại giấy chứng nhận mới, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 88/2009/NĐ-CP vào ngày 19/10/2009 và Bộ TN&MT ban hành Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào ngày 21/10/2009. Hai loại giấy chứng nhận trên sẽ do Bộ TN&MT ban hành theo một mẫu thống nhất, đồng thời được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Mặc dù đã được hợp nhất thành một loại giấy chứng nhận nhà đất nhưng sổ đỏ và sổ hồng vẫn được sử dụng bình thường cho đến thời điểm hiện tại, với giá trị pháp lý tương đương. Pháp luật về đất đai và nhà ở hiện hành cũng không có quy định bắt buộc phải cấp đổi các loại giấy chứng nhận sang mẫu sổ hồng mới.
Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên, sổ hồng và sổ đỏ đều là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà ở được cấp bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trên thực tế, hiện vẫn đang lưu hành cả ba loại giấy tờ: Giấy chứng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Giá trị pháp lý của ba loại giấy chứng nhận này như nhau.
Hiện nay, đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, bằng hình thức trên giấy hoặc đăng ký điện tử
- Đăng ký lần đầu được thực hiện trong các trường hợp sau đây
+ Thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng đất
+ Thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký
+ Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký
+ Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký
- Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi
+ Chủ sử dụng, chủ sở hữu tài sản thực hiện các quyền chủ sử dụng, sở hữu
+ Thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất
+ Chuyển mục đích sử dụng đất; thay đổi thời hạn sử dụng đất
+ Chuyển hình thức giao, cho thuê đất.
Cụ thể như sau:
Bước 1. Nộp hồ sơ
Căn cứ Khoản 2 và khoản 3 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi quy định nơi nộp hồ sơ như sau:
Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu.
Cách 2: Không nộp tại UBND cấp xã
- Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với nơi chưa thành lập Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
- Đối với địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Trường hợp 1: Nếu hồ sơ thiếu
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung (trong thời hạn 03 ngày làm việc).
Trường hợp 2: Nếu hồ sơ đủ
- Nếu hồ sơ đủ thì người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận.
- Viết và đưa Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp (trong đó ghi ngày hẹn trả kết quả).
Bước 3: Đo đạc, xác minh bản trích đo địa chính
- Trường hợp chưa có bản đồ địa chính, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có).
Nếu nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thì gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả.
- Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào đơn đăng ký;
Bước 4: Người có nhu cầu thực hiện nghĩa vụ tài chính
Trong bước này người dân chỉ cần lưu ý vấn đề sau:
- Khi nhận được thông báo của chi cục thuế thì hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ đóng các khoản tiền theo thông báo như: Lệ phí cấp Giấy chứng nhận, tiền sử dụng đất (nếu có), lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ (nếu có).
- Khi nộp tiền xong thì giữ hóa đơn, chứng từ để xác nhận việc đã thực hiện nghĩa vụ tài chính và xuất trình khi nhận Giấy chứng nhận.
Lưu ý: Chỉ được nhận Giấy chứng nhận khi đã nộp xong các khoản tiền, trừ trường hợp ghi nợ tiền sử dụng đất.
Bước 5. Trả kết quả
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Giấy chứng nhận cho UBND cấp xã để trao cho hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã.
Bước 1: Nộp hồ sơ
Đối với những tỉnh có Cổng dịch vụ công trực tuyến, người sử dụng đất nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công của địa phương mình.
Bước 2: Giải quyết hồ sơ
Cơ quan tiếp nhận, giải quyết hồ sơ có trách nhiệm thực hiện các trình tự, thủ tục hành chính về đất đai theo quy định;
Bước 3: Người sử dụng đất hoàn thành nghĩa vụ tài chính
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ tài chính;
- Người sử dụng đất có thể nộp các khoản thuế, phí, lệ phí theo một trong hai hình thức:
Trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua chức năng thanh toán của Cổng dịch vụ công.
Bước 4: Trả kết quả
Kết quả đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu được trả tại:
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ; hoặc
- Qua dịch vụ bưu chính công ích; hoặc
- Địa điểm theo yêu cầu đối với trường hợp tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất.
(Tính đến thời điểm hiện tại thủ tục làm Sổ đỏ lần đầu online vẫn chưa được địa phương nào áp dụng).
Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi. Chính vì vậy, thủ tục cho từng trường hợp lại khác nhau. Truy cập website Đất vàng Việt Nam để biết thêm thông tin chi tiết.
Ngoài ra, tại chuyên mục Thông tin quy hoạch của Đất Vàng Việt Nam cũng thường xuyên cập nhật những thông tin quy hoạch nhanh chóng, chính xác nhất. Truy cập website để cập nhật thông tin mới nhất về quy hoạch chung và tin tức nóng hổi từ thị trường bất động sản toàn quốc.
Đất vàng Việt Nam
Nền tảng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch - Dự án - Giá đất
Big Data chính xác, phong phú, minh bạch cho nhà đầu tư và mọi đối tượng khách hàng
Hotline: 0961.85.0990