Tin tức quy hoạch

arrowarrow

Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050

Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050

calendar2 tháng 12, 2021

Căn cứ pháp lý: Quyết định số 1259/QĐ-TTg được Thủ Tướng Chính Phủ ký ngày 26/07/2011 Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030

news

Xem bản đồ Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tại đây

Phạm vi, thời hạn lập quy hoạch Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội 

Phạm vi: Gồm toàn bộ diện tích theo địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội rộng khoảng 3.344,6km2. 

Thời hạn quy hoạch: Định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

Phạm vi, thời hạn lập quy hoạch Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội
Phạm vi, thời hạn lập quy hoạch Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội

Tính chất và mục tiêu 

a) Tính chất Là Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trung tâm đầu não chính trị, hành chính của cả nước, đô thị loại đặc biệt; là trung tâm văn hóa, giáo dục đào tạo và khoa học kỹ thuật quan trọng của cả nước; là một trong những trung tâm kinh tế, du lịch, thương mại, dịch vụ của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. 

b) Mục tiêu Xây dựng Thủ đô Hà Nội phát triển bền vững, có hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, phát triển hài hòa giữa văn hóa, bảo tồn di sản, di tích lịch sử, với phát triển kinh tế, trong đó chú trọng kinh tế tri thức và bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng an ninh theo hướng liên kết vùng, quốc gia, quốc tế. Xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố “Xanh - Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, đô thị phát triển năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao trong nước, khu vực và quốc tế; có môi trường sống, làm việc tốt, sinh hoạt giải trí chất lượng cao và có cơ hội đầu tư thuận lợi. 

Cụ thể hơn:

Với hình ảnh Thủ đô của một nước có hàng trăm triệu dân và phát triển bền vững, sẵn sàng hội nhập với nền kinh tế thế giới, sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội đã đề ra mục tiêu chính, nâng cao vai trò vị trí và tính cạnh tranh của Hà Nội. Đồng thời xây dựng hình ảnh Hà Nội - Một đô thị có hàng nghìn năm lịch sử, văn hóa với những kiến trúc đặc trưng được bảo tồn và lưu giữ. 

​Mục tiêu và định hướng đề ra nhằm đảm bảo thực hiện triển khai các chủ trương chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của Quốc gia và Thủ đô. Đặc biệt, cần chú trọng xây dựng mô hình chính quyền đô thị, tự chủ và phân quyền hợp lý cho các đô thị trực thuộc.

Xem thêm: Quy hoạch phân khu đô thị N2 thành phố Hà Nội, tỷ lệ 1/2000

Tầm nhìn quy hoạch

Trên nền tảng phát triển bền vững, Hà Nội trong tương lai sẽ phát triển năng động và hiệu quả, là biểu tượng cho cả nước cũng như đóng vai trò là trung tâm hành chính, chính trị Quốc gia, trung tâm lớn của Quốc gia về văn hoá – khoa học – giáo dục – kinh tế, một trung tâm du lịch và giao dịch Quốc tế có tầm khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. 

Tầm nhìn và định hướng xây dựng quy hoạch Hà Nội trở thành 3 tiêu chí: Thành phố Xanh - Thành phố Văn Hiến - Thành phố Văn Minh. 

Các chỉ tiêu phát triển đô thị 

a) Quy mô dân số 

Dự báo dân số đến năm 2020, khoảng 7,3 - 7,9 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 58 - 60%. 

Dân số đến năm 2030, khoảng 9,0 - 9,2 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 65 - 68%. Đến năm 2050, dân số tối đa khoảng 10,8 triệu người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 70 - 80%. 

b) Quy mô đất đai 

Đến năm 2020, tổng diện tích đất xây dựng đô thị và nông thôn khoảng 128.900 ha. Trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 73.000 ha (chiếm khoảng 21,8% diện tích tự nhiên), chỉ tiêu khoảng 160 m2/người, bao gồm: Đất dân dụng khoảng 34.200 ha, chỉ tiêu khoảng 70 - 75 m2/người và đất ngoài dân dụng khoảng 38.800 ha. 

Đến năm 2030, tổng diện tích đất xây dựng đô thị và nông thôn khoảng 159.600ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 94.700 ha (chiếm khoảng 28,3% diện tích tự nhiên), chỉ tiêu khoảng 150 m2/người, bao gồm đất dân dụng khoảng 48.100 ha, chỉ tiêu khoảng 80 m2/người và đất ngoài dân dụng khoảng 46.600 ha.

Các chỉ tiêu phát triển đô thị
Các chỉ tiêu phát triển đô thị

Định hướng tổ chức phát triển không gian Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030

Mô hình phát triển không gian

Đô thị Thủ đô Hà Nội phát triển theo mô hình chùm đô thị gồm khu vực đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh, các thị trấn được kết nối bằng hệ thống giao thông đường vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mối liên kết với mạng lưới giao thông vùng và quốc gia. Đô thị trung tâm được phân cách với các đô thị vệ tinh, các thị trấn bằng hành lang xanh (chiếm 70% diện tích đất tự nhiên của Thành phố). 

Xem thêm: Quy hoạch chung huyện Mê Linh, TP Hà Nội đến 2030

Định hướng phát triển hệ thống đô thị 

- Khu vực đô thị trung tâm được phát triển mở rộng từ khu vực nội đô về phía Tây, Nam đến đường vành đai 4 và về phía Bắc với khu vực Mê Linh, Đông Anh; phía Đông đến khu vực Gia Lâm và Long Biên. Là trung tâm chính trị hành chính, kinh tế, văn hóa, lịch sử, dịch vụ, y tế, đào tạo chất lượng cao của Thành phố Hà Nội và cả nước. Dự báo dân số đến năm 2020 đạt khoảng 3,7 triệu người; diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 45.300 ha; đất dân dụng khoảng 26.000 ha, chỉ tiêu khoảng 70m2/người và đất ngoài dân dụng khoảng 19.300 ha. Dân số đến năm 2030 đạt khoảng 4,6 triệu người; diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 55.200 ha; đất dân dụng khoảng 34.900 ha; chỉ tiêu đất xây dựng dân dụng khu vực nội đô khoảng 60 - 65 m2/người, khu vực mở rộng phía Nam sông Hồng khoảng 90 - 95 m2/người; đất ngoài dân dụng khoảng 20.300 ha. 

- 5 đô thị vệ tinh gồm đô thị Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn, mỗi đô thị vệ tinh có chức năng hỗn hợp và đặc thù riêng, hoạt động tương đối độc lập để hỗ trợ và chia sẻ với đô thị trung tâm về nhà ở, đào tạo, công nghiệp, dịch vụ …

Xem thêm: Quy hoạch chung đô thị vệ tinh Xuân Mai, Hà Nội

Dự báo dân số đến năm 2020 khoảng 0,7 triệu người; đất xây dựng đô thị khoảng 24.300 ha, đất dân dụng khoảng 6.300 ha, chỉ tiêu khoảng 90m2/người và đất ngoài dân dụng khoảng 18.000 ha. 

Năm 2030 có dân số khoảng 1,3 - 1,4 triệu người, đất xây dựng đô thị khoảng 35.200 ha; đất dân dụng khoảng 11.000 ha; chỉ tiêu đất dân dụng khoảng 60 - 95 m2/người và đất ngoài dân dụng khoảng 24.200 ha. Dân số các đô thị vệ tinh từ nay đến năm 2030 phải phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố trong từng giai đoạn. 

Định hướng phát triển hệ thống đô thị
Định hướng phát triển hệ thống đô thị

Định hướng phát triển nông thôn theo mô hình “Nông thôn mới”

Tập trung phát triển giao thông nông thôn, nâng cấp các tuyến đường liên xã, liên thôn, tái định cư tại chỗ dân cư có tuyến đường mới hoặc mở rộng đi qua. Các trung tâm xã tiếp cận với làng xóm và các khu dịch vụ đô thị bằng hệ thống giao thông được nâng cấp và xây dựng mới. Bảo tồn các nghề truyền thống di tích lịch sử văn hóa tôn giáo, cảnh quan thiên nhiên gắn với khai thác du lịch và giải trí. Hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao (vùng lúa năng suất cao, vùng sản xuất rau sạch theo công nghệ tiên tiến, duy trì và mở rộng các vùng trồng rau, hoa quả truyền thống, vùng chăn nuôi tập trung …). Kiểm soát, hạn chế phát triển lấy đất nông nghiệp để xây dựng mới, mở rộng không theo quy hoạch. Xây dựng các khu sản xuất làng nghề tập trung ở ngoài khu dân cư làm xóm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại các làng nghề. Đối với nhà ở nông thôn, khuyến khích phát huy phát triển giá trị kiến trúc, bảo tồn không gian làng xóm truyền thống. 

Cơ chế chính sách

- Cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý và thực hiện quy hoạch, kiến trúc.

- Hoàn thiện, bổ sung và xây dựng mới những quy định pháp lý liên quan đến quy hoạch xây dựng và quản lý phát triển đô thị.

- Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách, huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn.

- Xây dựng cơ chế, chính sách, quy định, hướng dẫn việc triển khai không gian ngầm, khu vực bảo vệ các vùng cảnh quan.

- Xây dựng danh mục và giải pháp bảo vệ, tôn tạo các công trình có giá trị về văn hóa lịch sử và kiến trúc.

Xem thêm: Bản đồ quy hoạch quận Nam Từ Liêm, Hà Nội mới nhất 2023

Cập nhật thay đổi mới trong thông tin quy hoạch Hà Nội 

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ký quyết định 4199 về việc giao nhiệm vụ tổ chức lập điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp cùng Sở Quy hoạch - Kiến trúc, các sở, ngành thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức lập Nhiệm vụ và Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô theo đúng quy định của pháp luật về quy hoạch, quy hoạch đô thị, đầu tư công và các quy định pháp luật có liên quan; tham mưu UBND TP xem xét, trình các cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

Đồng thời, UBND TP giao các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Kho bạc Nhà nước thành phố, các đơn vị có liên quan rà soát, thẩm định, tham mưu bố trí kinh phí tổ chức lập Nhiệm vụ và Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô theo quy định của pháp luật hiện hành.

Ngoài ra, các sở, ngành thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị trực thuộc thành phố có trách nhiệm phối hợp với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội triển khai thực hiện theo quy định.

Để thực hiện Kế hoạch, thành phố sẽ tổ chức rà soát, đánh giá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030. Trong đó, tập trung rà soát tình hình lập, triển khai các quy hoạch có liên quan, các dự án đầu tư theo quy hoạch được duyệt và kế hoạch thực hiện quy hoạch; đánh giá dân số hiện trạng, dân số theo quy hoạch được duyệt và khả năng phát triển; đánh giá các nội dung đã thực hiện, các tác động, hiệu quả của việc thực hiện theo quy hoạch được duyệt; các chỉ tiêu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật tại từng khu vực và toàn thành phố;

Đánh giá các vấn đề tồn tại, bất cập trong quá trình triển khai, những khó khăn vướng mắc, nguyên nhân khách quan và chủ quan trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch thành phố Hà Nội; phân tích những yếu tố mới trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu xây dựng phát triển Thủ đô sắp tới; kiến nghị và đề xuất…

Giải pháp trọng tâm trong điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hà Nội

Theo ông Lưu Quang Huy, 3 giải pháp trọng tâm trong định hướng triển khai điều chỉnh tổng thể quy hoạch Hà Nội là ưu tiên hiện đại hóa, phát triển nhanh và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xây dựng các công trình tiêu biểu, không gian kiến trúc cảnh quan đặc sắc, mang đặc trưng của thủ đô. Huy động mọi nguồn lực, tập trung đầu tư xây dựng, phát triển đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của thủ đô. Điều tiết lại cấu trúc chùm đô thị và cân đối nguồn lực đầu tư để xác định lại lộ trình và lựa chọn đô thị vệ tinh để ưu tiên nguồn lực phát triển. Phát triển đô thị gắn với định hướng phát triển giao thông (TOD) nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất, hiệu quả đầu tư, hiệu quả hệ thống giao thông công cộng khối lượng lớn và quản lý việc phát triển dọc các tuyến giao thông chính.

Bản đồ quy hoạch thành phố Hà Nội 

Hiện nay, định hướng quy hoạch Hà Nội đang được thực hiện theo: Bản đồ Quy hoạch Hà Nội đến 2030. Đây là định hướng phát triển thủ đô Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/07/2011.

Dự kiến, quy hoạch xây dựng chung thành phố Hà Nội sẽ là khu vực  phát triển năng động và đứng đầu về chất lượng đô thị, môi trường đầu tư, an ninh quốc phòng… là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, giáo dục quốc tế, khoa học công nghệ đứng đầu não của cả nước.

Xem thêm: Bản đồ quy hoạch quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội mới nhất 2023

Sơ đồ định hướng phát triển không gian Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050
Sơ đồ định hướng phát triển không gian Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050

Cách tra cứu thông tin đất quy hoạch Hà Nội online 

Website datvangvietnam.net là địa chỉ mà bạn có thể tra cứu toàn bộ các thông tin về quy hoạch Hà Nội và các phân khu trên toàn quốc. Tùy theo mục đích tra cứu mà bạn có thể chọn lọc các dịch vụ và biện pháp tìm kiếm khác nhau.  

Tra cứu thông tin quy hoạch Hà Nội tại Đất Vàng Việt Nam
Tra cứu thông tin quy hoạch Hà Nội tại Đất Vàng Việt Nam

​Ngoài ra bạn có thể tra cứu thông tin giá đất, mã đất, tên loại đất và diện tích quy hoạch và thông tin bất động sản tại đây.​

Tra cứu thông tin quy hoạch Hà Nội tại Đất Vàng Việt Nam

Trên đây là những thông tin và bản đồ quy hoạch thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến năm 2030. Truy cập website datvangvietnam.net để cập nhật thông tin mới nhất về quy hoạch chung và tin tức nóng hổi từ thị trường bất động sản toàn quốc.

Đất vàng Việt Nam

Nền tảng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch - Dự án - Giá đất

Big Data chính xác, phong phú, minh bạch cho nhà đầu tư và mọi đối tượng khách hàng

Hotline: 0961.85.0990

Email: info@datvangvietnam.net