Tin tức quy hoạch

arrowarrow

Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

calendar17 tháng 9, 2024

Đất Vàng Việt Nam gửi tới bạn đọc Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 1747/QĐ-TTg ngày 30/12/2024 do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký duyệt.

news

Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch 

Phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Đắk Lắk quy mô 13.070,41 km2 gồm các đơn vị hành chính: Thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và các huyện: Krông Ana, Ea Kar, Krông Búk, M'Đrắk, Ea H'Leo, Cư M'Gar, Buôn Đôn, Ea Súp, Krông Bông, Krông Năng, Lắk, Krông Pắc, Cư Kuin.

- Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai.

- Phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa.

- Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đắk Nông.

- Phía Tây giáp Vương quốc Campuchia.

Vị trí địa lý của tỉnh có tọa độ địa lý từ 12009'45” đến 13025'06” vĩ độ Bắc, từ 107028'57” đến 108059'37” kinh độ Đông, thuộc vùng Tây Nguyên.

Xem thêm: Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Kế hoạch, mục tiêu phát triển 

Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bám sát chủ trương, đường lối phát triển của Đảng, Nhà nước; các mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và bền vững; bảo đảm dân chủ, sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, phải phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch vùng Tây Nguyên.

Phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, toàn diện trên cơ sở tập trung, thu hút, huy động nguồn lực để phát triển các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh, tập trung vào bốn trụ cột tăng trưởng: Phát triển các sản phẩm nông, lâm sản lợi thế quy mô lớn, chất lượng cao, hướng tới thị trường xuất khẩu; công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và sản xuất năng lượng tái tạo quy mô lớn; kinh tế đô thị, hạ tầng số, hạ tầng thủy lợi; dịch vụ logistics, du lịch dựa trên nền tảng số, kinh tế số, xã hội số. Phát triển xã hội lấy con người là trung tâmgiảm nghèo bền vững, tạo điều kiện phát triển đồng đều giữa các đồng bào dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh.

Một góc thành phố Buôn Ma Thuột, trung tâm hành chính - chính trị tỉnh Đắk Lắk.

Mục tiêu phát triển đến năm 2030

Nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của Nhân dân đạt mức trung bình khá của cả nước, trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn; bản sắc văn hóa các dân tộc; tỉnh Đắk Lắk trở thành điểm đến đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế; thành phố Buôn Ma Thuột là một cực phát triển của vùng Tây Nguyên, hội nhập và liên kết theo hướng mở với khu vực và quốc tế.

Tiếp tục duy trì tốc độ đầu tư tích lũy cao cho nền kinh tế; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, tăng tính bền vững trong phát triển; đổi mới mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nâng cao rõ rệt chất lượng giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và y tế, văn hóa, thể dục thể thao. Kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Mục tiêu cụ thể

- Về kinh tế:

+ Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm thời kỳ 2021 - 2030 là 11%/năm.

+ Cơ cấu kinh tế: Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 20,6%, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 39,5%, khu vực dịch vụ chiếm 35%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4,9%.

+ Tỷ trọng kinh tế số đạt 20%.

+ GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt 131 triệu đồng.

+ Huy động GRDP vào ngân sách khoảng 13% - 14%.

+ Tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm khoảng 40% - 41% GRDP giai đoạn.

+ Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt 3,5% - 4,5%/năm.

+ Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 47%.

- Về xã hội:

+ Giảm tỷ lệ hộ nghèo (đa chiều) hàng năm 1,5% - 2%; hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số 3% - 4%/năm trong cả thời kỳ 2021 - 2030.

+ Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 0,81%.

+ Giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động hoạt động kinh tế còn khoảng 52%.

Giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị còn 2% - 3%.

+ Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25% - 30%.

+ Nâng cấp hệ sinh thái khởi nghiệp tỉnh lên cấp độ 4/7.

+ Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống dưới 16,4%.

+ Đạt 32 giường/10.000 dân và 11 bác sỹ/10.000 dân; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 90%.

+ Tăng tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 70%.

+ 85% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

- Về môi trường:

+ Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42% - 44% (tính cả cây cao su, cây gỗ lâu năm ngoài quy hoạch lâm nghiệp).

+ Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98%, trong đó tỷ lệ được sử dụng nước sạch đạt 65%.

Tầm nhìn đến năm 2050

Tỉnh Đắk Lắk trở thành tỉnh có không gian sinh thái, bản sắc, kết nối sáng tạo, là điểm đến yêu thích, đáng sống. Người dân Đắk Lắk văn minh, thân thiện, hội nhập. Đến năm 2050 là tỉnh có nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng xanh, tuần hoàn. Quy mô kinh tế vươn lên đứng trong nhóm 25 tỉnh phát triển thịnh vượng đứng đầu cả nước. Phát triển xứng tầm các chức năng ở nhiều cấp độ vùng Tây Nguyên, quốc gia, quốc tế.

Thành phố Buôn Ma Thuột là “Thành phố cà phê thế giới”, trung tâm đô thị vùng, trung tâm văn hóa, trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học vùng Tây Nguyên và khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia, trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ nông nghiệp quốc tế.

Các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển

Nhiệm vụ trọng tâm

- Cơ cấu lại các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả dựa trên công nghệ cao, chuyển đổi số và giá trị gia tăng cao. Hình thành các chuỗi sản xuất hàng hóa chất lượng cao, quy mô lớn hướng tới các thị trường trong nước và xuất khẩu. Ưu tiên các ngành sản xuất và dịch vụ theo mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

- Phát triển mạng lưới đô thị, mà trước hết ưu tiên nguồn lực đầu tư, mở rộng địa giới hành chính thành phố Buôn Ma Thuột để thành phố Buôn Ma Thuột xứng tầm một đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên. Xây dựng, nâng cấp thị xã Buôn Hồ trở thành đô thị loại III. Đầu tư nâng cấp hạ tầng và phát triển huyện Ea Kar đáp ứng tiêu chuẩn đô thị loại IV và trở thành thị xã.

- Khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, quản lý, bảo vệ, phục hồi rừng và sử dụng hiệu quả quỹ đất. Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các giá trị cốt lõi về thiên nhiên và lịch sử văn hóa.

- Tăng cường kết nối liên vùng, liên tỉnh. Phát triển hạ tầng giao thông trên diện rộng, đa phương thức kết hợp hiệu quả các dịch vụ logistics tiếp cận với xuất, nhập khẩu hàng hóa thông qua các cảng biển vùng Duyên hải miền Trung.

Các đột phá phát triển

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh, phân cấp quản lý. Tập trung xây dựng chính sách đào tạo, thu hút nhân lực, phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

- Kết nối hệ thống giao thông với các tỉnh lân cận, các vùng trong cả nước và quốc tế; đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình, dự án động lực, trọng điểm; tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại, du lịch, công nghiệp.

- Tập trung phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; hình thành các cụm dịch vụ, kỹ thuật nông nghiệp, chuyển giao khoa học kỹ thuật đến các địa bàn, hướng dẫn mô hình sản xuất, liên kết đầu mối thu mua, bảo quản chế biến, kiểm định chất lượng sản phẩm.

- Tạo đột phá căn bản, toàn diện về phát triển giáo dục, đào tạo và y tế; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, ưu tiên cho các ngành, lĩnh vực quan trọng; có cơ chế thu hút, sử dụng, đãi ngộ nhân tài.

- Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại liên kết với các vùng động lực, các hành lang kinh tế và giữa các tiểu vùng trong tỉnh; mở rộng cơ hội thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước. Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng giao thông gắn dịch vụ logistics, hạ tầng đô thị thông minh, hạ tầng số, hạ tầng công nghệ thông tin.

Xem thêm: Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu dân cư An Hòa giai đoạn II, phường Ninh Phong, thành phố Ninh Bình

Trên đây là thông tin Quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 mà Đất Vàng Việt Nam muốn chia sẻ với bạn. 

Ngoài ra, tại chuyên mục Thông tin quy hoạch của Đất Vàng Việt Nam cũng thường xuyên cập nhật những thông tin quy hoạch nhanh chóng, chính xác nhất. Truy cập website để cập nhật thông tin mới nhất về quy hoạch chung và tin tức nóng hổi từ thị trường bất động sản toàn quốc.

Đất vàng Việt Nam
Nền tảng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch - Dự án - Giá đất
Big Data chính xác, phong phú, minh bạch cho nhà đầu tư và mọi đối tượng khách hàng.