Bạn cần biết

arrowarrow

Bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ, Hà Nội mới nhất 2023

Bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ, Hà Nội mới nhất 2023

calendar25 tháng 8, 2023

Phúc Thọ là một huyện lớn nằm tại ngoại thành Hà Nội, hiện đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm tới. Trong bài viết này, Đất Vàng Việt Nam sẽ cập nhật những thông tin về bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ.

news

Tổng quan về huyện Phúc Thọ

Vị trí địa lý

Phúc Thọ là một huyện ngoại thành phía tây thành phố Hà Nội Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 35km về phía tây. Huyện có diện tích tự nhiên của huyện là 117,3 km2. Dân số năm 2021 là 196.000 người, nằm bên bờ hữu ngạn của sông Hồng và sông Đáy, có vị trí địa lý:

  • Phía tây giáp thị xã Sơn Tây

  • Phía nam giáp huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai

  • Phía đông giáp huyện Đan Phượng và huyện Hoài Đức với ranh giới là sông Đáy.

  • Phía bắc giáp huyện Yên Lạc và huyện Vĩnh Tường thuộc tỉnh Vĩnh Phúc với ranh giới là sông Hồng

Đơn vị hành chính

Theo bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ, huyện hiện có 21 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 01 thị trấn Phúc Thọ (huyện lỵ) và 20 xã: Hát Môn, Hiệp Thuận, Liên Hiệp, Long Xuyên, Ngọc Tảo, Phúc Hòa, Phụng Thượng, Sen Phương, Tam Hiệp, Tam Thuấn, Thanh Đa, Thọ Lộc, Thượng Cốc, Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc, Vân Hà, Vân Nam, Vân Phúc, Võng Xuyên, Xuân Đình.

Bản đồ hành chính quận Phúc Thọ
Bản đồ hành chính huyện Phúc Thọ

Xem thêm: Bản đồ quy hoạch thị xã Sơn Tây, Hà Nội mới nhất 2023

Hạ tầng giao thông

- Đường bộ: có quốc lộ 32 (tên cũ là QL.11A, đổi tên năm 1976) chạy dọc phía nam huyện, từ Hà Nội qua thị trấn Phúc Thọ lên Sơn Tây. Ngoài ra còn tỉnh lộ 82 và 421.

- Đường thủy: chỉ có sông Hồng vì đoạn đầu nguồn sông Đáy nay đã không còn.

- Các tuyến xe buýt có: 20A (Cầu Giấy - Bến xe Sơn Tây), 20B (Nhổn - Bến xe Sơn Tây), 67 (Phùng - Bến xe Sơn Tây), 89 (Bến xe Yên Nghĩa - Thạch Thất - Bến xe Sơn Tây), 92 (Nhổn - Phú Sơn (Ba Vì)), 117 (Hòa Lạc - Nhổn), 157 (Bến xe Mỹ Đình - Bến xe Sơn Tây).

Các hạng mục trong bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ

Căn cứ theo Quyết định số quyết định 5335/QĐ-UBND của UBND TP. Hà Nội về việc Quy hoạch chung xây dựng huyện Phúc Thọ đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000. Dưới đây, Đất Vàng Việt Nam sẽ tổng hợp và chia sẻ tới mọi người những hạng mục trong bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ như sau:

Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề

- Xây dựng 02 Cụm công nghiệp (Cụm công nghiệp thị trấn Phúc Thọ - 40ha và Cụm công nghiệp Nam Phúc Thọ - 100ha). Ưu tiên các ngành nghề sản xuất công nghiệp sạch không gây ô nhiễm môi trường, ưu tiên phát triển công nghiệp sinh thái, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm chất lượng cao, hỗ trợ sản xuất địa phương,...

- Xây dựng các cụm sản xuất TTCN nghề gắn với các cơ sở sản xuất làng nghề tại các xã nông thôn phù hợp với quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch ngành. Khuyến khích phát triển các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch, có định hướng tách riêng các khu vực sản xuất gây ô nhiễm khỏi khu vực dân cư. Các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch có thể giữ lại trong khu dân cư nhưng cần đảm bảo về môi trường.

Dịch vụ thương mại

- Xây dựng 01 trung tâm mua sắm cấp vùng, 01 siêu thị hạng 2, 03 siêu thị hạng 3 tại thị trấn sinh thái Phúc Thọ, đối với hệ thống chợ hiện có, có lộ trình, kế hoạch xóa bỏ chợ cóc, chợ tạm, xây dựng chợ mới, phù hợp quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch chuyên ngành, chuyên ngành đã được phê duyệt.

Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

- Phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái, sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng tiến bộ khoa học, đặc biệt là công nghệ sinh học, đảm bảo an ninh lương thực.

- Phát triển mô hình trang trại chăn nuôi và trang trại tổng hợp. Đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.

- Tiếp tục thực hiện tốt “dồn điền, đổi thửa” tạo ra những vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn như lúa, rau an toàn, hoa, cây ăn quả,...

- Thực hiện lập các quy hoạch, dự án sản xuất trên địa bàn toàn huyện và vùng sản xuất các các huyện phụ cận để tạo nên các sản phẩm nông nghiệp đặc thù, chất lượng cao.

Định hướng phát triển du lịch

- Phát triển du lịch lễ hội, văn hóa và tâm linh kết hợp tham quan di tích lịch sử văn hóa, làng nghề truyền thống,... Xây dựng trung tâm văn hóa, lễ hội khu vực Đền thờ Hai Bà Trưng ở xã Hát Môn. Xây dựng các trang trại nông nghiệp, khu nông nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch sinh thái.

Xem thêm: Bản đồ quy hoạch huyện Đan Phượng, Hà Nội mới nhất 2023

Quy hoạch phát triển hạ tầng xã hội

Cộng trình hành chính, trụ sở cơ quan Huyện

- Khu trung tâm hành chính huyện Phúc Thọ và cơ quan văn phòng được xây dựng, mở rộng và hoàn thiện trên cơ sở khu hành chính hiện hữu (thị trấn Phúc Thọ), bao gồm các cơ quan của Huyện, thị trấn như: Huyện ủy, UBND huyện, UBND thị trấn, nhà văn hóa, thư viện, các phòng ban, cơ quan chức năng khác của Huyện, thị trấn... Tại các xã đều được nâng cấp, cải tạo chỉnh trang trụ sở UBND, Đảng ủy,...

Công trình văn hóa - thể dục thể thao

- Phù hợp với đặc điểm văn hóa tại địa phương, gắn kết, khai thác và bảo vệ các công trình đi tích văn hóa hiện hữu. Bảo tồn và phát huy di tích lịch sử văn hóa, các hình thức văn hóa phi vật thể như các lễ hội cổ truyền, sới vật truyền thống,...

- Tại thị trấn sinh thái Phúc Thọ, xây dựng hệ thống trung tâm văn hóa – thể dục thể thao hiện đại, đa chức năng phục vụ chung cho toàn huyện và các vùng phụ cận.

- Nâng cấp, cải tạo hệ thống công trình văn hóa thể dục thể thao tại các xã, bổ sung các trung tâm văn hóa thể dục thể thao tại các trung tâm cụm đổi mới.

- Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc địa phương, nhấn mạnh các giá trị cốt lõi của văn hóa Việt, văn hóa vùng quê đồng bằng Bắc Bộ như tập tục ăn trầu, tập tục năm mới, dịp lễ tết... không làm cho các công trình văn hóa hiện đại, đa chức năng lấn át.

Công trình y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng

- Đến năm 2030, dự kiến phát triển khoảng 900 giường bệnh (220 giường hiện trạng, 4 giường/1000 dân) với diện tích đất khoảng 9ha.

- Nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện Phúc Thọ phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh. Củng cố vai trò hoạt động của trung tâm y tế huyện Phúc Thọ để đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phòng chống các dịch bệnh .

- Cải tạo nâng cấp các trạm y tế hiện có tại các xã, thị trấn theo chương trình nông thôn mới phù hợp quy hoạch chuyên ngành để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh tại địa phương.

Thu hút, khuyến khích phát triển các bệnh viện theo hướng xã hội hoá để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong huyện.

Xem thêm: Bản đồ quy hoạch huyện Hoài Đức, Hà Nội mới nhất 2023

Công trình giáo dục - đào tạo

- Hệ thống đào tạo và dạy nghề: Phát triển các cơ sở đào tạo nghề, hướng nghiệp cho lao động nông thôn tại các cụm đổi mới. Quy hoạch 01 trung tâm giáo dục dạy nghề tại thị trấn sinh thái Phúc Thọ, 02 trung tâm dạy nghề tại xã Thọ Lộc, xã Phúc Hòa, 01 trường dạy nghề cho trẻ em khuyết tật tại xã Trạch Mỹ Lộc.

- Hệ thống giáo dục phổ thông:

  • Trường THPT: Nâng cấp 04 trường (hiện hữu), bố trí khoảng 14ha đáp ứng nhu cầu học tập cho khoảng 8720 học sinh.

  • Trường THCS: Bố trí khoảng 18ha (bao gồm 11ha hiện trạng) để đáp ứng nhu cầu học tập cho khoảng 11.990 học sinh. Các cơ sở trường hiện hữu (21 trường) cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất và mở rộng diện tích ra các khu vực phụ cận gắn với các quy hoạch nông thôn mới. Đối với các cơ sở trường mới (khoảng 7 trường) gắn với các cụm đổi mới tại xã tại xã Sen Chiểu, Võng Xuyên, Long Xuyên, Tam Hiệp, Liên Hiệp, Thọ Lộc và Thượng Cốc.

  • Trường Tiểu học: Bố trí khoảng 22ha đất (14 ha hiện trạng) để đáp ứng nhu cầu học tập khoảng 14.170 học sinh. Các cơ sở trường hiện hữu (25 trường) cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất và mở rộng diện tích ra các khu vực phụ cận gắn với các quy hoạch nông thôn mới. Đối với các cơ sở trường mới gắn với phân bố dân cư.

  • Trường mầm non: Xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới cơ sở giáo dục, trường mầm non gắn với các cụm điểm dân cư theo chương trình nông thôn mới. Các cơ sở giáo dục mầm non phải được tính toán thiết kế đạt chuẩn quốc gia. Quy mô đất xây dựng trường mầm non khoảng 17 ha, đáp ứng nhu cầu khoảng 10.900 cháu.

- Hệ thống giáo dục thường xuyên: xây dựng 01 trung tâm giáo dục thường xuyên tại xã Võng Xuyên.

- Hệ thống giáo dục chuyên nghiệp: Thu hút phát triển các trường trung cấp chuyên nghiệp để phục đào tạo lao động trên địa bàn huyện và vùng phụ cận.

Xem thêm: Bản đồ quy hoạch huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc

Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật

Đường bộ

- Quốc lộ 32: đoạn đi ngoài phạm vi phát triển đô thị nâng cấp, cải tạo mở rộng đạt tiêu chuẩn đường cấp I đồng bằng, 4 - 6 làn xe cơ giới, bề rộng mặt cắt ngang B = 35m. Đoạn qua thị trấn sinh thái Phúc Thọ xây dựng theo tiêu chuẩn đường chính đô thị, bề rộng mặt cắt ngang điển hình B 50m (6 làn xe chính và đường gom địa = phương hai bên). Dọc theo dải phân cách giữa của tuyến đường có định hướng bố trí tuyến đường sắt ngoại ô (tuyến số 3 kéo dài).

- Đường Tây Thăng Long: có hướng tuyến Đông – Tây, hỗ trợ Quốc lộ 32 kết nối đô thị vệ tinh Sơn Tây với đô thị trung tâm thành phố Hà Nội, có cấp hạng là đường cấp I đồng bằng, quy mô bề rộng mặt cắt ngang B = 40m (6 làn xe).

- Đường trục phát triển kinh tế - xã hội Bắc Nam: có hướng tuyến Bắc – Nam, đoạn tuyến ngoài phạm vi phát triển đô thị xây dựng với cấp hạng là đường cấp I đồng bằng, bề rộng mặt cắt ngang B = 42m (6 làn xe); đoạn qua thị trấn sinh thái Phúc Thọ thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị, bề rộng mặt cắt ngang B = 60m (6 làn xe chạy chính và đường gom đô thị hai bên).

- Đường Hồ Tây - Ba Vì: có hướng tuyến Đông – Tây, đi qua phía Nam huyện Phúc Thọ là trục giao thông kết hợp với cảnh quan, quy mô bề rộng mặt cắt ngang B= 50m (4-8 làn xe và các dải cây xanh cảnh quan).

- Đường tỉnh: nâng cấp, cải tạo các tuyến đường tỉnh 417, 418, 419, 420, 421 đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, quy mô mặt cắt ngang điển hình B = 20,5-22,0m (4 làn xe), các đoạn tuyến qua phạm vi thị trấn sinh thái Phúc Thọ hoặc khu vực tập trung dân cư được xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị với bề rộng mặt cắt ngang B = 20,5-22m (đảm bảo tối thiểu 4 làn xe). Xây dựng tuyến đường tỉnh 416 qua phía Tây Nam địa phận huyện Phúc kết nối với đê Hữu Hồng theo hướng tuyến tại đồ án quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô, quy mô tuyến đường B = 20,5m (4 làn xe), cấp hạng là đường cấp III.

- Mạng lưới đường nội bộ trong địa bàn huyện: các tuyến đường đô thị được thiết kế xây dựng trong phạm vi đô thị thị trấn sinh thái Phúc Thọ tuân thủ theo quy hoạch chung thị trấn sinh thái Phúc Thọ được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các tuyến đường huyện định hướng 100% đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV đồng bằng, bề rộng nền 9-12m, mặt đường 7m (2 làn xe trở lên), các đoạn tuyến qua khu vực dân cư tập trung thiết kế theo tiêu chuẩn đường đô thị, bề rộng mặt cắt ngang điển hình B = 13 - 17m (đảm bảo tối thiểu 2 làn xe); Mạng lưới đường giao thông nông thôn đảm bảo 100% mặt đường thôn được kiên cố hóa, tiêu chuẩn thiết kế đạt cấp V đồng bằng hoặc cấp A đường giao thông nông thôn.

- Giao thông công cộng: Xây dựng mới 01 bến xe tại khu vực lân cận nút giao giữa Quốc lộ 32 với đường trục phát triển kinh tế Bắc Nam, quy mô dự kiến khoảng 3ha và 01 bến tại khu vực xã Võng Xuyên, giáp Quốc lộ 32, quy mô khoảng 1ha. Trong phạm vi thị trấn sinh thái Phúc Thọ xây dựng các bãi đỗ xe công cộng tập trung đạt 4% diện tích đất đơn vị ở (khoảng 2,5-3m2/người); tại khu vực nông thôn, xây dựng các bãi đỗ xe tập trung tại các điểm dân cư nông thôn mới, đạt chỉ tiêu 1-2% diện tích đất xây dựng (khoảng 1,5-2m2/người).

Xem thêm: Bản đồ quy hoạch huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

Đường thủy

- Sông Hồng có cấp hạng là sông cấp II. Cải tạo, nâng cấp các bến Cẩm Đình, Vân Phú thành các cảng bốc dỡ hàng hóa phục vụ nội bộ huyện, quy mô khoảng 2 ha. Cải tạo, nâng cấp bến phà Vân Phúc kết nối giao thông trên tuyến đường trục phát triển kinh tế Bắc-Nam với tỉnh Vĩnh Phúc.

Quy hoạch sử dụng đất

- Đối với các dự án đầu tư xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với quy hoạch chung xây dựng huyện, tiếp tục thực hiện theo dự án đã được phê duyệt. Đối với các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng đã được cấp thẩm quyền phê duyệt mà chưa thực hiện đầu tư xây dựng, cần được nghiên cứu xem xét điều chỉnh để phù hợp quy hoạch chung xây dựng huyện và tuân thủ các quy định hiện hành.

- Đối với các đồ án quy hoạch, quy hoạch tổng mặt bằng, dự án đầu tư đang nghiên cứu mà chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt, hoặc đã được cấp thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, cần được nghiên cứu lại để phù hợp với quy hoạch chung xây dựng này.

- Đối với các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư triển khai mới, quá trình tổ chức lập quy hoạch, dự án đầu tư cần có ý kiến thỏa thuận của Bộ Quốc phòng, Bộ tư lệnh Thủ đô đảm bảo không chồng lấn với đất an ninh quốc phòng theo công văn số 6862/BQP-TM ngày 31/8/2013 của Bộ Quốc phòng.

- Các dự án nằm trong ranh giới đồ án Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Phúc Thọ thực hiện theo Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Phúc Thọ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất các loại đất khác sang đất an ninh quốc phòng được thực hiện theo quy định của pháp luật. Quy mô điện tích, vị trí cụ thể sẽ được xác định trong giai đoạn lập quy hoạch, dự án đầu tư, đảm bảo phù hợp yêu cầu nhiệm vụ ANQP, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện đã được phê duyệt.

- Đối với đất công trình di tích, tôn giáo, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh đã hoặc chưa được xếp hạng, việc lập dự án đầu tư cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng mới phải tuân thủ theo quy định luật định, được cấp thẩm quyền phê duyệt; quy mô diện tích, vị trí cụ thể sẽ được xác định trong giai đoạn tiếp theo khi được cấp có thẩm quyền chấp thuận, đảm bảo phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

- Đối với khu vực ngoài đê sông Hồng, đê sông Đáy và vùng lòng hồ Vân Cốc: Việc triển khai thực hiện quy hoạch và các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng các khu vực dân cư hiện có sẽ được thực hiện đảm bảo tuân thủ Quy hoạch phòng chống lũ và đê điều, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp thẩm quyền phê duyệt, quy định của Luật Đê điều, Luật Phòng chống thiên tai và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

- Đối với các cụm sản xuất TTCN nghề (cụm công nghiệp làng nghề): Quy mô, vị trí sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn lập quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư, đảm bảo phù hợp với quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của huyện đã được phê duyệt.

- Đối với các nghĩa trang rải rác hiện có không phù hợp quy hoạch hoặc không đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh môi trường theo quy định, giai đoạn trước mắt được sử dụng để cát táng (tuyệt đối không hung táng), không mở rộng quy mô, cần nghiên cứu đầu tư xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước thải, trồng cây xanh cách ly giảm thiểu tác động xấu đến vệ sinh môi trường. Từng bước di dời các ngôi mộ về nghĩa trang tập trung phù hợp quy hoạch.

- Đối với các tuyến đường quy hoạch đi qua các khu dân cư hiện có chỉ mang tính chất định hướng, quy mô mặt cắt, vị trí hướng tuyến sẽ được xác định cụ thể ở giai đoạn quy hoạch ở tỷ lệ lớn hơn, phù hợp với điều kiện hiện trạng, hạn chế ảnh hưởng đến các khu vực dân cư

hiện hữu.

- Đối với các tuyến cống, mương (hiện có) phục vụ tưới tiêu, thoát nước chung cho khu vực, khi lập quy hoạch ở tỷ lệ lớn hơn hoặc nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng cần có giải pháp đảm bảo hoạt động bình thường của hệ thống tưới tiêu thoát này theo các giai đoạn đầu tư xây dựng.

Xem thêm: Quy hoạch phân khu đô thị S1, thành phố Hà Nội đến năm 2030

Bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ

Quy hoạch sử dụng đất đến 2030

Dựa theo kế hoạch quy hoạch đã được UBND TP Hà Nội thông qua trước đó, huyện Phúc Thọ sở hữu một diện tích rộng gần 4.225ha đất nông nghiệp, hơn 7.533ha đất phi nông nghiệp và khoảng 91,5ha đất chưa được sử dụng.

Trong khoảng thời gian từ hiện tại đến năm 2030, huyện Phúc Thọ sẽ thực hiện việc chuyển đổi hơn 2.733ha đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp. Trong số này, diện tích chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp bên trong huyện là 14,68ha. Hơn nữa, huyện cũng sẽ thực hiện chuyển đổi gần 51ha đất phi nông nghiệp, không phải là đất ở, thành đất ở.

Không chỉ dừng lại ở việc chuyển đổi loại hình đất, huyện cũng có kế hoạch phát triển các dạng đất phi nông nghiệp khác. Trong đó, hơn 373ha đất được dành để xây dựng đô thị và gần 437ha đất được dành cho mục tiêu phát triển công nghiệp. Đồng thời, huyện cũng đã đặt ra kế hoạch dành 1.374ha đất để xây dựng khu đô thị, với sự tập trung chủ yếu tại thị trấn Phúc Thọ và các xã: Hát Môn, Long Xuyên, Ngọc Tảo, Phúc Hoà, Phụng Thượng, Sen Phương.

Bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ - Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030
Bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ - Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030

 

Kế hoạch sử dụng đất năm 2023

Ngày 03/02/2023, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 755/QĐ-UBND để phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện Phúc Thọ.

Theo kế hoạch quy định diện tích của các loại đất được phân bổ trong năm 2023 tại huyện Phúc Thọ dựa trên chỉ tiêu sử dụng đất như sau: tổng diện tích đất nông nghiệp là 6.668,39 ha; đất phi nông nghiệp là 4.977,80 ha; và diện tích đất chưa được sử dụng là 203,46 ha.

Đồng thời, kế hoạch cũng liệt kê các chỉ tiêu cụ thể liên quan đến việc thu hồi đất trong năm 2023, bao gồm: tổng diện tích đất nông nghiệp thu hồi là 240,27 ha; đất phi nông nghiệp thu hồi là 25,87 ha.

Ngoài ra, việc chuyển mục đích sử dụng đất trong năm 2023 tại huyện Phúc Thọ, với các chỉ tiêu cụ thể sau: diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp có tổng diện tích là 246,34 ha; không có sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp trong nội bộ; diện tích đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở là 25,87 ha.

Xem thêm: Quy hoạch phân khu đô thị S2, thành phố Hà Nội đến năm 2030

Cách tra cứu bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ

Để tra cứu bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ, bạn có thể đến văn phòng ủy ban quận/huyện hoặc phường/xã, cũng như đến gặp cán bộ địa chính hoặc các văn phòng đăng ký đất đai để xin thông tin bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ. Tuy nhiên, trong thời đại 4.0 như hiện nay bạn đã có thể tra cứu trực tuyến những thông tin quy hoạch một cách nhanh chóng, dễ dàng tiết kiệm thời gian.

Tra cứu quy hoạch nhanh chóng dễ dàng bằng cách truy cập các trang web chính thức của chính quyền địa phương hoặc cơ quan quản lý đô thị. Một số nguồn cung cấp uy tín và chất lượng như: quyhoach.hanoi.vn, phuctho.hanoi.gov.vn, moc.gov.vn,… và trang web datvangvietnam.net.

Đất Vàng Việt Nam - Ứng dụng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch - Dự án - Giá đất
Đất Vàng Việt Nam - Ứng dụng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch - Dự án - Giá đất

Đất Vàng Việt Nam cho phép người dùng tra cứu các thông tin về quy hoạch một cách nhanh chóng, chính xác với những tính năng nổi bật như

  • Cho phép người dùng tra cứu các thông tin liên quan đến bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ

  • Cho phép người dùng đăng tin mua bán bất động sản và tìm mua bất động sản phù hợp với nhu cầu

  • Hỗ trợ các tính năng về thước đo, diện tích, bán kính và độ khoanh vùng của khu vực trên bản đồ quy hoạch trực tuyến.

  • Tìm kiếm, tra cứu thông tin về các dự án bất động sản theo khu vực, theo tên, tình trạng của dự án, hình ảnh VR360 (nếu có)…

  • Xem bản đồ 3D, các lớp bản đồ nền khác nhau thuộc khu vực bạn quan tâm

Trên đây là những thông tin chi tiết về bản đồ quy hoạch huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội. Đừng quên theo dõi Đất Vàng Việt Nam để được cập nhật những thông tin mới nhất về quy hoạch, tin dự án, giá đất và thị trường bất động sản nhé!