Bạn cần biết
Bản đồ quy hoạch huyện Thường Tín là một tài liệu vô cùng quan trọng, cho phép người dùng biết được các thông tin quy hoạch trong khu vực. Trong bài viết này, Đất Vàng Việt Nam sẽ chia sẻ tới mọi người những thông tin về các hạng mục quy hoạch huyện Thường Tín.
Huyện Thường Tín nằm ở phía nam của thủ đô Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 25 km, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp huyện Văn Giang và huyện Khoái Châu thuộc tỉnh Hưng Yên với ranh giới tự nhiên là sông Hồng
Phía tây giáp huyện Thanh Oai
Phía nam giáp huyện Phú Xuyên
Phía bắc giáp huyện Thanh Trì
Theo bản đồ quy hoạch huyện Thường Tín, huyện hiện có 29 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Thường Tín (huyện lỵ) và 28 xã: Chương Dương, Dũng Tiến, Duyên Thái, Hà Hồi, Hiền Giang, Hòa Bình, Khánh Hà, Hồng Vân, Lê Lợi, Liên Phương, Minh Cường, Nghiêm Xuyên, Nguyễn Trãi, Nhị Khê, Ninh Sở, Quất Động, Tân Minh, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thư Phú, Tiền Phong, Tô Hiệu, Tự Nhiên, Vạn Điểm, Văn Bình, Văn Phú, Văn Tự, Vân Tảo.
Căn cứ theo Quyết định số 5516/QĐ-UBND của UBND TP. Hà Nội về việc Quy hoạch chung xây dựng huyện Thường Tín đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000. Dưới đây, Đất Vàng Việt Nam sẽ tổng hợp và chia sẻ tới mọi người những thông tin về các hạng mục trong bản đồ quy hoạch huyện Thường Tín.
Quy hoạch đô thị huyện Thường Tín gồm thị trấn huyện lỵ Thường Tín, một phần của các phân khu đô thị là: S5, GS, GS(A), sông Hồng và một phần đô thị vệ tinh Phú Xuyên.
- Thị trấn Thường Tín: Là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Thường Tín. Thị trấn Thường Tín là đô thị cải tạo kết hợp xây dựng mới, do đó: Khu vực hiện có sẽ cải tạo nâng cấp và bổ sung cơ sở hạ tầng; Khu vực phát triển mới sẽ xây dựng đồng bộ hạ tầng cơ sở theo tiêu chuẩn đô thị hiện đại.
- Trục không gian cảnh quan hai bên QL1A bố trí một số không gian cây xanh lớn kết hợp mặt nước điều hoà để xây dựng công viên phục vụ vui chơi giải trí cho đô thị, đồng thời tạo cảnh quan đẹp cho trục đường, bổ sung quỹ đất bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phục vụ dân cư địa phương.
- Phần thuộc Phân khu đô thị S5: Phát triển các chức năng dịch vụ đô thị, hình thành các khu nhà ở xây mới, cải tạo nâng cấp gắn với bảo vệ vùng không gian cảnh quan dọc sông Nhuệ. Xây dựng khu đô thị mới đồng bộ, đa dạng có tiêu chuẩn cao; Kiểm soát các khu vực mặt nước hiện hữu để tạo cảnh quan và xây dựng công viên, vườn hoa đô thị;...
- Phần thuộc Phân khu đô thị GS: Duy trì và mở rộng hệ thống mặt nước và các vùng cây xanh sinh thái, công viên chuyên đề, vui chơi giải trí, sân bãi TDTT, các dịch vụ công cộng xây dựng mật độ thấp; kiểm soát phát triển về xây dựng, về quy mô dân số có giải pháp khả thi để hạn chế tối đa tăng cơ học đối với làng xóm hiện hữu. Cải tạo nâng cấp, phát triển trường học, nhà trẻ, y tế, văn hóa,... cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.
- Phần thuộc Phân khu đô thị GS(A): Là không gian xanh ngăn cách giữa các khu đô thị; công viên, cây xanh, thể dục thể thao, tiện ích công cộng; khu dân cư làng xóm hiện có; các công trình chức năng đô thị; cung cấp các không gian mở và các khu vui chơi giải trí giữa các khu đô thị, làng xóm hiện hữu cải thiện môi trường sống. Phát triển mô hình cụm nông nghiệp công nghệ cao, quy mô khoảng 308 ha.
Xem thêm: Bản đồ quy hoạch huyện Thanh Oai, Hà Nội mới nhất 2023
- Phần thuộc Phân khu đô thị sông Hồng: Là khu vực cấm xây dựng khu dân cư mới, không bố trí công trình mới, không mở rộng khu dân cư hiện hữu và phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ đê điều, công trình đầu mối phân lũ và an toàn đường thủy.
- Riêng những công trình, nhà ở (trong hành lang bảo vệ đề) không phù hợp quy hoạch đều phải di dời, trong khi chưa di dời có thể sửa chữa, cải tạo nhưng không được mở rộng mặt bằng. Cải tạo chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật và xã hội để phục vụ dân sinh.
- Phát triển nhà ở đô thị theo chỉ tiêu quy hoạch đô thị. Bình quân khoảng 35- 45m/người. Nhà ở nông thôn của huyện Thường Tín trung bình khoảng 150- 300m3/hộ.
- Xây dựng 03 Khu công nghiệp với tổng diện tích 603,88 ha (KCN Bắc Thường Tín 112 ha, KCN Phụng Hiệp 174,88 ha, KCN thuộc đô thị vệ tinh Phú Xuyên 317 ha); Xây dựng và hoàn chỉnh 6 cụm công nghiệp với tổng diện tích là 255,50 ha (Duyên Thái 21,20 ha, Hà Bình Phương 57,5 ha, Liên Phương 18,8 ha, HABECO 85 hà, Quất Động 68 ha, Ga Lưu Xá 5,0 ha) và 01 Nhà máy Bia Châu Á Thái Bình Dương.
- Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp sinh học phục vụ nông nghiệp (nông nghiệp công nghệ cao), chế biến nông sản công nghệ hiện đại; phát triển công nghiệp dệt may, da giày, cơ khí chế tạo, điện tử tin học..., hỗ trợ công nghiệp làng nghề tại địa phương.
- Xây dựng các cụm sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN) nghề gắn với các cơ sở sản xuất làng nghề tại các xã nông thôn như sơn mài, điêu khắc, thễu, mộc, tiện gỗ, đan tre,.. theo hướng xuất khẩu, gắn với khai thác du lịch. Từng bước di dời toàn bộ các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm trong khu vực dân cư ra các điểm TTCN tập trung để sản xuất.
- Phát triển 45 - 50 làng nghề truyền thống và định hướng 95% làng có nghề tại các xã nông thôn phát triển sản xuất gắn với dịch vụ du lịch và xử lý các vấn đề môi trường. Phát triển làng nghề gắn với nhu cầu trong nước, xuất khẩu quốc tế và kết hợp dịch vụ du lịch.
Xem thêm: Bản đồ quy hoạch huyện Phú Xuyên, Hà Nội mới nhất 2023
- Phát triển du lịch sinh thái, du lịch lễ hội. Các khu du lịch vui chơi giải trí, thể thao cao cấp. Phát triển tuyến du lịch văn hóa và tâm linh, tham quan di tích lịch sử văn hóa gắn với các làng nghề truyền thống, làng cổ. Đầu tư điểm du lịch tuyến sông Hồng, tiêu biểu: Đền thờ Chử Đồng Tử, Tiên Dung,... là những lễ hội của người dân địa phương và du khách.
- Xây dựng trung tâm tiếp vận (logistic) khoảng 10 ha gắn với ga Phú Xuyên, 01 chợ đầu mối nông sản tổng hợp cấp vùng, quy mô khoảng 30 ha (trong đó phần thuộc huyện Thường Tín khoảng 4-5 ha), 01 trung tâm mua sắm cấp vùng, 01 đại siêu thị tại đô thị vệ tinh Phú Xuyên.
- Đối với hệ thống chợ hiện có, có lộ trình, kế hoạch xóa bỏ chợ cóc, chợ tạm, xây dựng chợ mới, phù hợp quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch chuyên ngành đã được phê duyệt.
- Phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng tiến bộ khoa học, đặc biệt là công nghệ sinh học. Đảm bảo an ninh lương thực, tạo nên các sản phẩm nông nghiệp đặc thù, chất lượng cao.
- Phát triển mô hình trang trại chăn nuôi và trang trại tổng hợp theo hướng công nghiệp (lợn, gia cầm); Tiếp tục thực hiện tốt “dồn điền, đổi thửa” tạo ra những vùng chuyên canh quy mô lớn như lúa, rau an toàn, hoa, cây ăn quả...
- Khu trung tâm hành chính huyện Thường Tín và cơ quan văn phòng được xây dựng, mở rộng và hoàn thiện trên cơ sở khu hành chính hiện hữu (thị trấn Thường Tín), bao gồm các cơ quan của Huyện, thị trấn như: Huyện ủy, HĐND-UBND Huyện,... Tại các xã đều được nâng cấp, cải tạo chỉnh trang trụ sở UBND,
Đảng ủy,...
- Tại thị trấn Thường Tín: xây dựng hệ thống trung tâm văn hóa - thể dục thể thao hiện đại, đa chức năng phục vụ chung cho toàn Huyện và các vùng phụ cận.
- Tại đô thị vệ tinh Phú Xuyên: xây dựng Khu trung tâm TDTT vùng, quy mô khoảng 100 ha.
- Nâng cấp, cải tạo hệ thống công trình văn hóa thể dục thể thao tại các xã, bổ sung các trung tâm văn hóa thể dục thể thao tại các trung tâm cụm đổi mới.
- Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc địa phương; khai thác và bảo vệ các công trình di tích văn hóa hiện hữu. Bảo tồn và phát huy di tích lịch sử văn hóa, các hình thức văn hóa phi vật thể như các lễ hội cổ truyền, sới vật truyền thống,...
Xem thêm: Bản đồ quy hoạch huyện Thanh Trì, Hà Nội mới nhất 2023
- Hệ thống đào tạo và dạy nghề: Quy hoạch 01 trường trung cấp hướng nghiệp tại xã Duyên Thái, 02 trung tâm dạy nghề tại các xã Quất Động và Dũng Tiến.
- Hệ thống giáo dục phổ thông: Trường trung học phổ thông: Nâng cấp 05 trường (hiện hữu), xây mới 02 trường, quy mô khoảng 12 ha; Trường trung học cơ sở: quy mô khoảng 19 ha; Trường tiểu học: quy mô khoảng 22 ha; Trường mầm non: Quy mô khoảng 22 ha.
- Hệ thống giáo dục thường xuyên: xây dựng 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên tại thị trấn Thường Tín.
- Hệ thống giáo dục chuyên nghiệp: Thu hút phát triển các trường Trung cấp chuyên nghiệp để phục vụ đào tạo lao động trên địa bàn Huyện và vùng phụ cận.
- Đến năm 2030, dự kiến phát triển khoảng 1.150 giường bệnh (4 giường/1000 dân) với diện tích đất khoảng 11,5 ha.
- Tại đô thị vệ tinh Phú Xuyên xây dựng Khu tổ hợp y tế Vùng, quy mô khoảng 80 ha (Thực hiện theo dự án riêng): Cung cấp các dịch vụ nghiên cứu, ứng dụng, khám chữa bệnh, trường đại học y tế cấp vùng, Viện nghiên cứu về các lĩnh vực y học, dược phẩm, dinh dưỡng và gien.
- Cơ sở y tế cấp Huyện: Cải tạo nâng cấp bệnh viện đa khoa Huyện, trung tâm y tế Huyện và 28 trung tâm y tế xã. Thu hút, khuyến khích phát triển các bệnh viện, phỏng khám tư nhân. Xây dựng mới trạm xá có khả năng về quỹ đất phù hợp với quy hoạch, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
Xem thêm: Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030
Đường sắt
- Nâng cấp tuyến đường sắt Bắc-Nam thành đường đôi khổ 1435mm. Xây dựng mới ga Thường Tín và ga Phú Xuyên trên tuyến, chức năng là các ga trung gian lập tàu hàng; Xây dựng mới đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam trên cầu cạn, đi song song về phía Tây tuyển đường sắt Bắc-Nam; Xây dựng mới đường sắt vành đai đi dọc theo đường Vành đai 4.
- Các tuyến đường sắt Quốc gia và các ga trên tuyến sẽ được xác định theo dự án riêng được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Đường thủy
- Cải tạo luồng lạch, nâng cấp sông Hồng thành tuyến vận tải thủy cấp I. Nâng cấp cảng Hồng Vân đạt công suất đến năm 2020: 300.000 tấn/năm (năm 2050: 800.000 tấn/năm), cỡ tàu 800T; Cảng Phú Xuyên đạt công suất đến năm 2020: 1.500.000 tấn/năm (năm 2050: 2.500.000 tấn/năm), cỡ tàu 800T
- Cải tạo sông Nhuệ phục vụ mục đích du lịch, tiêu thoát nước và tưới tiêu thủy lợi.
Đường bộ
- Đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ: Thực hiện theo Quy hoạch chi tiết đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 140/QĐ-TTg ngày 21/01/2010, cấp hạng là đường cao tốc loại A, quy mô B = 71,5- 115m (6 làn xe cao tốc và đường gom song hành hai bên).
- Quốc lộ 1A: Thực hiện theo dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo mở rộng Quốc lộ đang triển khai: Đoạn tuyến trong phạm vi đô thị trung tâm (từ Vành đai 4 trở vào) là đường trục chính trong đô thị, chiều rộng mặt cắt ngang điển hình B = 46m (6-8 làn xe chính và 02 dài đường xe thô sơ).
- Các đoạn tuyến qua phạm vi thị trấn Thường Tín, đô thị vệ tinh Phú Xuyên xây dựng theo tiêu chuẩn đường đô thị, chiều rộng mặt cắt ngang điển hình B = 30-36m (4 làn xe chính và 02 làn hỗn hợp).
- Đường Vành đai 4: Thực hiện theo Quy hoạch chi tiết đường Vành đai 4 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 29/7/2011, cấp hạng là đường cao tốc loại A, quy mô B = 120m (6 làn xe cao tốc và đường gom song hành hai bên).
- Đường Ngọc Hồi - Phú Xuyên: Xây dựng mới tuyến theo hướng Bắc-Nam, bề rộng mặt cắt ngang điển hình B = 40m (4-6 lần xe).
- Đường tỉnh 427: nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, bề rộng B 22,5m (4 làn xe). Đoạn tuyến qua phạm vi thị trấn Thường Tín thực hiện theo Quy hoạch chung xây dựng thị trấn Thường Tín, tỷ lệ 1/2000 được duyệt, quy mô mặt cắt ngang điển hình rộng B = 24m (4 làn xe), cấp hạng là đường chính khu vực.
- Đường tỉnh 429 (đường Đỗ Xá - Quan Sơn): nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, bề rộng B = 20m (4 làn xe). Đoạn qua đô thị vệ tinh Phú Xuyên xây dựng theo tiêu chuẩn đường trục chính đô thị, quy mô mặt cắt ngang điển hình B=62m (6 làn xe và đường gom hai bên).
- Mạng lưới đường đô thị và các bãi đỗ xe, điểm đỗ xe công cộng tập trung trong phạm vi Quy hoạch phân khu đô thị S5; thị trấn Thường Tín và đô thị vệ tinh Phú Xuyên được xác định cụ thể trong các đồ án tương ứng được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Các tuyến đường trục chính đô thị kết nối trực tiếp với đường đối ngoại cấp Thành phố, cấp Quốc gia tạo thành các cửa ngõ chính ra, vào đô thị. Đối với đường đối ngoại đi xuyên qua đô thị sẽ xây dựng đường gom để phân tách luồng giao thông đối ngoại, đô thị.
- Đường cấp huyện: nâng cấp, mở rộng mạng lưới đường huyện đạt tiêu chuẩn đường cấp III - cấp IV đồng bằng; Xây dựng tuyến đường gom phía Đông đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Các đoạn tuyến qua khu vực đô thị, khu vực dân cư sinh sống tập trung xây dựng hoàn chỉnh vỉa hè theo tiêu chuẩn đường đô thị.
- Đường cấp xã, thôn: nâng cấp, cải tạo hệ thống đường liên xã trên cơ sở đường hiện có và xây dựng mới một số tuyến đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp V, VI hoặc cấp đường A giao thông nông thôn.
- Xây dựng 01 trung tâm tiếp vận tại khu đất giáp ga Phú Xuyên trên tuyến đường sắt Bắc-Nam (trong phạm vi lập Quy hoạch chung đô thị vệ tinh Phú Xuyên), quy mô diện tích khoảng 10 ha.
- Xây dựng 03 bến xe khách gồm: bến xe khách tại xã Duyên Thái (quy mô khoảng 6,6 ha, thực hiện theo Quy hoạch phân khu đô thị S5), bến xe khách tại xã Nguyễn Trãi (quy mô dự kiến 5,0 ha), bến xe khách tại khu vực ga Phú Xuyên mới (thuộc phạm vi đô thị vệ tinh Phú Xuyên, quy mô dự kiến 5,0 ha).
- Xây dựng 03 bến xe tải tại các khu công nghiệp tập trung, đầu mối vận tải hàng hóa quan trọng gồm: bến xe tải tại khu vực cảng Hồng Vân (quy mô dự kiến 4,0 ha), bến xe tải trong khu công nghiệp Phụng Hiệp (quy mô dự kiến 5,0 ha) và bến xe tải trong khu công nghiệp tại xã Thống Nhất (thuộc phạm vi đô thị vệ tinh Phú Xuyên, quy mô khoảng 10 ha).
Trên đây là những thông tin về các hạng mục trong bản đồ quy hoạch huyện Thường Tín, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong các kế hoạch đầu tư sắp tới. Đừng quên theo dõi Đất Vàng Việt Nam để được cập nhật những thông tin mới nhất về tin quy hoạch, tin dự án, giá đất và thị trường bất động sản nhé!