Bạn cần biết

arrowarrow

Sổ Đỏ Và Sổ Hồng Khác Nhau Như Thế Nào?

Sổ Đỏ Và Sổ Hồng Khác Nhau Như Thế Nào?

calendar10 tháng 4, 2024

Đối với những ai thường xuyên giao dịch bất động sản thì sổ đỏ và sổ hồng là các loại giấy tờ quá quen thuộc. Hai cuốn sổ nhỏ này là căn cứ để xác nhận quyền và nghĩa vụ sử dụng đất đai và nhà ở của mỗi người. Tuy nhiên, thực tế khá nhiều người còn nhầm lẫn về 2 loại sổ này. Vậy sổ hồng là gì? Sổ đỏ là gì? Sự khác nhau giữa sổ đỏ và sổ hồng là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người tìm hiểu và trả lời các câu hỏi trên.

news

1. Sơ lược về sổ đỏ và sổ hồng?

- Sổ đỏ, sổ hồng có giống với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Đây là một trong những câu hỏi Đất vàng Việt Nam nhận được rất nhiều.

- Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:

"Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất"

- Như vậy, Sổ đỏ, Sổ hồng là từ mà người dân thường sử dụng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất căn cứ vào màu sắc của Giấy chứng nhận.

Xem thêm:

2. Sổ Đỏ Và Sổ Hồng Khác Nhau Như Thế Nào?

Cùng xem bảng so sánh dưới đây để biết thêm về sổ đỏ và sổ hồng khác gì nhau?


STT

Tiêu chíí

Sổ đỏ

Sổ hồng

1

Cơ quan ban hành

Sổ đỏ do Bộ TN&MT ban hành trước ngày 10/12/2009. Tên gọi pháp lý là "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất".

Sổ hồng cũ do Bộ Xây dựng ban hành trước ngày 10/08/2005, sau đó đổi thành Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng, được cấp từ ngày 10/08/2005 đến trước ngày 10/12/2009. Sổ hồng mới do Bộ TN&MT ban hành.

2

Đối tượng được cấp

Tổ chức/cá nhân có quyền sử dụng đất, người sở hữu nhà ở.

Chủ thể là tổ chức/cá nhân, người sử hữu nhà ở, sở hữu căn hộ.

3

Thời điểm cấp

Trước ngày 10/12/2009.

Sổ hồng được Bộ Xây dựng ban hành trước ngày 10/08/2005 và đổi thành Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng kể từ 10/08/2005 đến trước ngày 10/12/2009.

4

Đặc điểm

Bìa ngoài của sổ có màu đỏ tươi. Trang đầu tiên của sổ ghi "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất".

Bìa ngoài của sổ có màu hồng nhạt. Trang đầu tiên của sổ ghi "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất".

5

Nội dung

- Tên người sử dụng đất;

- Thửa đất được quyền sử dụng (tên thửa đất, diện tích, địa chỉ, hình thức, mục đích, thời hạn, nguồn gốc sử dụng);

- Tài sản gắn liền với đất.

:- Quyền sử dụng đất ở (số thửa, số tờ bản đồ, loại đất, diện tích, thời hạn sử dụng…).

- Quyền sở hữu nhà ở (diện tích xây dựng, kết cấu nhà, số tầng, diện tích sử dụng chung, riêng…).

6

Loại đất được cấp sổ

Đất ở nông thôn, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối.

Tất cả các loại đất.

7

Khu vực được cấp sổ

Ngoài đô thị

Đô thị

3. Một Số Câu Hỏi Thường Gặp Về Sổ Hồng Và Sổ Đỏ

Sổ Đỏ Và Sổ Hồng Có Giá Trị Bao Nhiêu Năm?

Với sổ đỏ, theo các quy định tại Điều 125 và Điều 126, Luật đất đai năm 2013, thời hạn sử dụng đất là sử dụng có thời hạn hay sử dụng lâu dài tùy vào loại đất, mục đích sử dụng đất và đối tượng sử dụng đất. Thời hạn của sổ đỏ chính là thời gian mà người sử dụng đất có quyền sử dụng đất. Pháp luật hiện hành quy định thời hạn sử dụng đất gồm 2 loại: Đất sử dụng có thời hạn và đất sử dụng ổn định lâu dài.

– Đất sử dụng có thời hạn: Người sử dụng đất chỉ được sử dụng đất trong một thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật. Theo đó, thời hạn của sổ đỏ trong trường hợp này thường không quá 50 năm hoặc không quá 70 năm tùy mục đích sử dụng đất và hình thức xác lập quyền sử dụng đất. Với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất và nhận chuyển quyền sử dụng đất, thời hạn của sổ đỏ được quy định tại Điều 127 và Điều 128 Luật đất đai năm 2013.

– Đất sử dụng ổn định lâu dài: Người sử dụng đất được quyền sử dụng đất vô thời hạn kể từ thời điểm được cấp sổ đỏ.

Với sổ hồng, theo quy định dựa theo cấp công trình xây dựng và kết quả kiểm định chất lượng công trình. Khoản 1, Điều 99, Luật nhà ở năm 2014 quy định, thời hạn sử dụng của sổ hồng nhà chung cư được quy định như sau:

  • Công trình cấp 4: Sổ hồng chung cư có giá trị 20 năm

  • Công trình cấp 3: Sổ hồng chung cư có giá trị 20 – 50 năm

  • Công trình cấp 2: Sổ hồng chung cư có giá trị 50 – 100 năm

  • Công trình cấp 1: Sổ hồng chung cư có giá trị trên 100 năm

Được biết, để tính thời hạn theo cấp công trình xây dựng, cần dựa trên phụ lục phân cấp các loại công trình xây dựng phục vụ công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ban hành kèm theo Thông tư số 10/2013/TT-BXD của Bộ xây dựng ngày 25/07/2013.

Sổ Hồng Và Sổ Đỏ Hết Thời Hạn Phải Làm Sao?

Với sổ đỏ, theo Khoản 3, Điều 74, Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khi sổ đỏ hết hạn, người sử dụng đất không phải thực hiện thủ tục cấp đổi, làm lại sổ mới mà chỉ cần thực hiện thủ tục xác nhận lại thời hạn sử dụng đất nếu có nhu cầu.

Người sử dụng đất có 2 lựa chọn khi sổ hết thời hạn:

  • Lựa chọn thứ nhất: Người sử dụng đất tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn mới mà không phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất. Người dân tiếp tục sử dụng mục đích ban đầu và không có yêu cầu điều chỉnh diện tích, vị trí, ranh giới của thửa đất. Thời gian gia hạn kể từ ngày kết thúc thời gian sử dụng ban đầu và không được vượt quá thời gian quy định cho từng loại mục đích sử dụng.

  • Lựa chọn thứ hai: Người sử dụng đất đề nghị xác nhận lại thời hạn sử dụng đất trên Giấy chứng nhận. Đây là trường hợp người dân muốn điều chỉnh mục đích sử dụng hoặc vị trí, ranh giới, diện tích của thửa đất. Thời gian cấp lại tính từ ngày cấp lại sổ đỏ, đồng thời không được vượt quá thời gian quy định cho từng loại mục đích sử dụng.

Với sổ hồng, Khoản 3, Điều 126, Luật Đất đai năm 2013 nêu rõ, thời hạn sử dụng đất dùng để xây chung cư không giống nhau và được xác định theo thời hạn của dự án. Khi hết thời hạn sử dụng đất, trường hợp tổ chức hoặc cá nhân sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì Nhà nước sẽ xem xét gia hạn nhưng không quá thời hạn xác định theo dự án. Khoản 2, Điều 99, Luật Nhà ở năm 2014 quy định như sau:

"2. Khi nhà chung cư hết niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải tổ chức kiểm định chất lượng công trình nhà chung cư này để xử lý theo quy định sau đây:

a) Trường hợp nhà chung cư còn bảo đảm chất lượng và an toàn cho người sử dụng thì chủ sở hữu được tiếp tục sử dụng theo thời hạn ghi trong kết luận kiểm định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 110 của Luật này;

b) Trường hợp nhà chung cư bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không còn bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh phải ban hành kết luận kiểm định chất lượng và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu nhà ở; nội dung văn bản thông báo phải được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân và cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh, trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.

Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư mới hoặc bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền để phá dỡ và xây dựng công trình khác theo quy định tại khoản 3 Điều này."

Trên đây là sự khác nhau giữa sổ đỏ và sổ hồng và các tiêu chí phân biệt hai loại sổ mà Đất Vàng Việt Nam muốn chia sẻ với bạn. 

Truy cập website để cập nhật thông tin mới nhất về quy hoạch chung và tin tức nóng hổi từ thị trường bất động sản toàn quốc.

​​Đất vàng Việt Nam
​​Nền tảng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch - Dự án - Giá đất
​​Big Data chính xác, phong phú, minh bạch cho nhà đầu tư và mọi đối tượng khách hàng
​​Hotline: 0961.85.0990