Bạn cần biết

arrowarrow

Sổ hồng đồng sở hữu là gì? Có tách được không

Sổ hồng đồng sở hữu là gì? Có tách được không

calendar24 tháng 4, 2024

Sổ hồng đồng sở hữu có thể là một khái niệm khá xa lạ đối với nhiều người dân. Vậy sổ hồng này khác biệt ra sao so với sổ hồng riêng? Pháp luật hiện hành quy định ra sao về sổ hồng đồng sở hữu và những ưu nhược điểm về loại sổ này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Đất Vàng Việt Nam nhé!

news

Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Đất Vàng Việt Nam!

1. Sổ hồng đồng sở hữu là gì?  

Khác với sổ hồng riêng, sổ hồng đồng chủ sở hữu là một loại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và các tài sản liên quan đến đất đai, trong đó có ít nhất từ 02 chủ sở hữu trở lên và không có quan hệ vợ chồng hay con cái. Thông thường sổ được gọi là sổ chung, dưới thuật ngữ pháp lý thì vẫn được gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trên bìa sổ hồng đồng sở hữu có thêm nội dung: “Cùng sử dụng đất với…”.

Trong trường hợp các chủ thể yêu cầu, Giấy chứng nhận có thể được cấp chung và trao cho một người đại diện, và phải ghi rõ tên của tất cả những người có chung quyền sử dụng đất.

Sổ hồng đồng sở hữu được cấp và công nhận bởi Nhà nước cấp, áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất,... theo Nghị định Chính phủ số 88/2009/NĐ-CP và Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT  của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tìm hiểu khái niệm sổ hồng đồng sở hữu

2. Trường hợp nào đất được cấp sổ hồng đồng sở hữu?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai năm 2013, nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất được ghi cụ thể như sau: 

“ Điều 98. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ...

2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.”

Do đó, chỉ khi các chủ sở hữu quyền sử dụng đất yêu cầu cấp chung giấy chứng nhận, văn phòng đăng ký đất đai mới tiến hành cấp một giấy chứng nhận chung và giao cho một người đại diện, tuy nhiên nếu các chủ sở hữu quyền sử dụng đất không yêu cầu thì trong trường hợp này mỗi người sở hữu sẽ nhận một giấy chứng nhận riêng về quyền sử dụng đất.  

Xem thêm: 

3. Sổ hồng đồng sở hữu có được tách thành sổ riêng không? 

Việc  tách sổ hồng đồng sở hữu thành sổ riêng là quá trình được phép thực hiện  theo quy định của Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn tương ứng. Tuy nhiên, để thực hiện điều này, các chủ sở hữu cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Có Giất chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Trừ trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 và khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai 2013;

  • Đất không có tranh chấp;

  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;

  • Trong thời hạn sử dụng đất.

  • Đáp ứng diện tích tổi thiểu để tách thửa theo quy định tại khoản 2 Điều 143 và khoản 4 Điều 144 Luật Đất đai 2013. Diện tích tối thiểu để tách thửa sẽ do UBND các tỉnh quy định chi tiết.

Tuy nhiên, về diện tích tối thiểu để tách thửa, khoản 3 Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định như sau:

  • Diện tích tối thiểu để tách thửa là diện tích tối thiểu của thửa đất mới được hình thành từ việc tách và/hoặc diện tích tối thiểu của thửa đất còn lại sau khi bị tách;

  • Trường hợp diện tích thửa đất mới được hình thành nhỏ hơn diện tích tối thiểu nhưng xin được hợp nhất với một thửa đất khác để tạo nên một thửa đất có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu thì vẫn được phép tách thửa.

Sau khi  đáp ứng đủ các điều kiện trên thì các chủ sở hữu chung của đất mới có thể tiến hành quá trình tách thửa, bên cạnh đó việc tiến hành đăng ký biến động đất đai cũng được thực hiện song song theo quy định tại điểm i khoản 4 Điều 95 của Luật Đất đai 2013.

Sổ hồng đồng sở hữu có được tách thành sổ riêng không

4. Ưu điểm nhược điểm của Sổ hồng đồng sở hữu

Ưu điểm của sổ hồng đồng sở hữu

Bời tính phức tạp về pháp lý và sự e ngại của người mua, giá nhà đất có sổ hồng đồng sở hữu thường thấp hơn nhiều so với những ngôi nhà có sổ hồng riêng, tạo điều kiện cho những người có thu nhập trung bình hoặc thấp có thể sở hữu nhà ở, đất đai mà không gặp khó khăn về tài chính. 

Sổ hồng đồng sở hữu cũng giải quyết được vấn đề không đủ diện tích đất tối thiểu khi tách thửa, cho phép những người sở hữu mảnh đất diện tích nhỏ hơn quy định tách thửa có thể gộp lại để xin sổ hồng. Hơn nữa, mẫu sổ hồng đồng sở hữu cũng giúp giảm thiểu rủi ro cho những người mua đất giấy tay.

Nhược điểm của sổ hồng đồng sở hữu

Sổ hồng đồng sở hữu, mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng tồn tại những hạn chế đáng lưu ý. Liên quan đến vấn đề pháp lý phức tạp, các giao dịch và thủ tục liên quan khi thực hiện đòi hỏi cần có sự đồng ý của tất cả các bên sở hữu, làm cho việc xử lý giấy tờ mất nhiều thời gian. Điều này tạo ra tâm lý e ngại cho khách hàng và làm cho việc tìm kiếm người mua khi cần chuyển nhượng trở nên khó khăn hơn cho chủ sở hữu sổ hồng chung.

Thêm vào đó, hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam không chấp nhận sổ hồng đồng sở hữu để thế chấp cho vay. Do đó, chủ sổ chỉ có thể vay dưới hình thức tín chấp với lãi suất cao, thời hạn vay ngắn và các thủ tục vay cần sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu đứng tên trên sổ.

5. Một số lưu ý về tài sản có Sổ hồng đồng sở hữu

Sổ hồng đồng sở hữu và vấn đề vay ngân hàng: 

Trong trường hợp cần vay thế chấp, việc có sự đồng thuận của tất cả các chủ đồng sở hữu là bắt buộc. Do đó, hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam thường không cho vay thế chấp đối với Sổ hồng chung do các vấn đề pháp lý liên quan.

Thủ tục công chứng:

  • Công chứng hợp đồng chuyển nhượng sử dụng đất: Để thực hiện thủ tục này, bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm Phiếu yêu cầu công chứng, Dự thảo hợp đồng giao dịch, Bản sao giấy tờ tùy thân, Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu và sử dụng tài sản, cùng với các giấy tờ liên quan khác theo quy định của Nhà nước.

  • Trình tự: Thực hiện theo hướng dẫn của Luật Công Chứng.

Các điểm cần cân nhắc:

  • Xác minh chính xác thông tin về tổng số người đồng sở hữu.

  • Kiểm tra tình trạng của Sổ hồng, bao gồm việc xác định người đứng tên trên Sổ, việc chuyển nhượng trước đó, và tình trạng hiện tại của người đứng tên.

  • Kiểm tra tình trạng của đất, bao gồm mật độ xây dựng, hoàn công, diện tích nhà so với thông tin trên Sổ, và việc nộp thuế.

  • Xác định xem nhà/đất có nằm trong khu vực quy hoạch hay không.

Trên đây là thông tin mới nhất về Sổ hồng đồng sở hữu và những lưu ý quan trọng liên quan mà DatvangVietNam muốn chia sẻ với bạn. 

Truy cập website để cập nhật thông tin mới nhất và tin tức nóng hổi từ thị trường bất động sản toàn quốc.

Đất vàng Việt Nam

​​Nền tảng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch - Dự án - Giá đất

​​Big Data chính xác, phong phú, minh bạch cho nhà đầu tư và mọi đối tượng khách hàng

​​Hotline: 0961.85.0990

Thông tin hữu ích: