Quy trình đầu tư dự án
Bạn đang có nhu cầu mua một ô đất chưa có sổ đỏ nhưng đã đủ điều kiện được cấp sổ thì sẽ được phép chuyển nhượng nếu làm sổ đỏ trước khi mua bán. Đất vàng Việt Nam xin gửi tới bạn đọc quy trình mua bán đất khi chưa có sổ đỏ mà bất kỳ nhà đầu tư hay môi giới nào cũng cần nắm rõ.
Đất không có sổ đỏ, hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm 02 trường hợp sau đây:
1. Không đủ điều kiện cấp Sổ đỏ thì không được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
2. Đủ điều kiện nhưng chưa được cấp Sổ đỏ hoặc chưa làm Sổ đỏ.
Trường hợp đủ điều kiện nhưng chưa được cấp Sổ đỏ hoặc người sử dụng đất chưa làm Sổ đỏ nếu muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác thì thực hiện theo 02 giai đoạn sau:
Xem thêm: Trình tự mua lại đất trúng đấu giá chính xác nhất 2023
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bộ hồ sơ bao gồm:
Đơn đăng ký, cấp sổ đỏ theo mẫu;
Các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP;
Giấy tờ về tài sản gắn liền với đất như: Giấy chứng nhận về quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận công trình xây dựng không phải là nhà ở, chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, chứng nhận quyền sở hữu cây lâu năm..;
Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính như hoá đơn nộp thuế…
Bước 2: Nộp hồ sơ
Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết
Bước 4: Trả kết quả
Xem thêm: Quy trình chuyển quyền thừa kế đất đai
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hai bên mua bán cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và nộp hồ sơ về văn phòng quản lý đất đai, UBND xã/phường, thị trấn hoặc văn phòng công chứng để tiến hành làm thủ tục.
Hợp đồng chuyển nhượng cần phải được công chứng.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định, Nếu được ủy quyền thực hiện giao dịch thì cần cung cấp hợp đồng ủy quyền hợp pháp; Sổ hộ khẩu thường trú của cả vợ và chồng (nếu chưa kết hôn cần giấy xác định tình trạng độc thân); Chứng minh thư, thẻ căn cước công dân có giá trị tại thời điểm chuyển nhượng bất động sản; Trích lục thửa đất; Chứng từ nộp thuế đất; Đơn đề nghị chuyển quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất; Một số giấy tờ khác có liên quan…
Chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân có giá trị tại thời điểm giao dịch mua bán Bất động sản; Sổ hộ khẩu thường trú; Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân với những trường hợp chưa kết hôn và giấy đăng ký kết hôn với những trường hợp đã kết hôn; Một số giấy tờ khác có liên quan..
Bước 2: Cơ quan, văn phòng có chức năng tiến hành kiểm tra và thẩm định hồ sơ
Sau khi đã tiếp nhận hồ sơ đầy đủ của các bên, văn phòng công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra, thẩm định các giấy tờ có liên quan để đảm bảo tất cả giấy tờ đều có pháp lý và được công nhận tại thời điểm diễn ra giao dịch
Bước 3: Tiến hành xây dựng hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu
Văn phòng công chứng sẽ tiến hành soạn thảo Hợp đồng mua bán, sau khi đã thống nhất, 2 bên mua bán sẽ ký kết hợp đồng mua bán đất thổ cư với sự chứng kiến của bên công chứng
Xem thêm: Quy trình và pháp lý mua đất nền dự án nhà đầu tư nào cũng nên nắm rõ
Bước 4: Sang tên sổ hồng/ sổ đỏ
Để có thể sang tên sổ hồng/ sổ đỏ, các bên cần lên chi cục thuế quận/huyện nơi quản lý nhà đất được giao dịch để kê khai thuế TNCN, sau đó nhận tờ khai của chi cục thuế và nộp tiền thuế TNCN kê khai vào kho bạc nhà nước.
Nhận biên lai đóng tiền của kho bạc, quay lại chi cục thuế để lấy giấy xác nhận đã thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.
Mang toàn bộ hồ sơ lên phòng địa chính cấp quận/huyện nơi quản lý nhà đất giao dịch để nộp và làm thủ tục chuyển quyền/tên người sở hữu. Người mua nhà đất phải đóng thêm một khoản phí trước bạ cho nhà nước liên quan đến việc chuyển tên này
Xem thêm: Chuyển đổi mục đích sử dụng đất vườn sang đất ở? Quy trình và thủ tục mới nhất
Bước 5: Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính
Người bán: Nộp thuế thu nhập cá nhân 2% giá trị miếng đất thổ cư cần chuyển nhượng
Người mua: Nộp lệ phí trước bạ 0,5% khung giá đất tại thời điểm giao dịch theo quy định của pháp luật
Trên thực tế khi đàm phán, 2 bên mua bán có thể tự thoả thuận với nhau bên nào sẽ nộp thuế
Bước 6: Nhận giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất
Sau khi đã thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ về mặt pháp lý, chủ sử dụng đất nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạ cho cơ quan quản lý đất đai để nhận Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật. 15 ngày là thời hạn giải quyết nếu thông tin hợp lệ theo quy định hiện hành.
Đất vàng Việt Nam
Nền tảng tra cứu dữ liệu liên thông Quy hoạch - Dự án - Giá đất
Big Data chính xác, phong phú, minh bạch cho nhà đầu tư và mọi đối tượng khách hàng
Hotline: 0961.85.0990
Email: info@datvangvietnam.net